Tử vi với thế cuộc nhân sinh


Có những cách nào trong Tử vi mới đáng mặt là

công bộc cao cấp trong lập pháp, hành pháp và tư pháp?

Tử vi thường tình được xem là thuật coi số mạng theo các vì sao mà thánh nhân đã ấn định theo cách thức tốt xấu, hên xui tùy theo bốn yếu tố năm tháng ngày giờ sinh cho mỗi cá nhân.
Ngày nay đã được phổ cập đến quảng đại quần chúng.
Riêng đối với bậc thức giả không còn là khoa bói toán. Nó là một môn học có lý lẽ đương nhiên sẽ diễn biến lớp lang theo luật bù trừ. Có thể nói nếu tin ở thuyết nhân quả, nó là triết lý của một tôn giáo. Bốn yếu tố như trên vừa kể không thể dẫn dắt người đời đến một kết quả tuyệt đối, may ra chỉ phúc chủ lộc thầy (muốn sanh ra ở vào quảng thời gian nào cũng chỉ là một lá số trong 518.400 cách trình bày đã quy định, không thể ra ngoài con số 518.400 được xếp đặt).
Sự tốt xấu hên xui phải có, đến mức độ nào phải tùy thuộc vào nhân quả. Tính theo nhân số miền nam VN có 20 triệu dân. Đối với 518.400 lá số, có thể có trung bình 38 đến 40 người có chung một lá số giống in hệt nhau. Giờ nào sanh nhiều có thể đến số tối đa 100, và tối thiểu là 10. Vậy không thể có đến 10 ông Quốc trưởng và cũng không thể có 100 người ngày giờ đó trúng số độc đắc 5 triệu đồng. Trong số 100 hay 10 người nào đó có thể lấy Đại vận 10 năm một, sự hên xui rất trùng có lớp lang xếp đặt theo chu kỳ tính theo sinh khắc chế hóa của âm dương Ngũ hành.
Một người khi đắc thời tưởng cao sanh cũng chiều người, muốn tung hoành ngang dọc rất dễ theo ý muốn, nhưng mấy ai đã nghĩ đến trèo cao thì ngã đau. Cái phần của mình chỉ trong giới hạn nào mà thôi.
Tử vi đã đặt người ta vào trong một cái vòng Tràng sinh Lộc tồn, Thái tuế rất phân minh rõ rệt. Tại sao lại đặt Thái dương ở cuối vòng Tràng sinh? Lý lẽ theo sự biết của thế nhân là mỗi cá nhân do bào thai đúc kết, nuôi dưỡng lên rồi khôn lớn tranh đua với đời, lần hồi đến chỗ suy tàn bệnh tật, rốt cuộc chỉ còn nấm mồ theo thời gian cũng là hết tuyệt. Thánh nhân đặt Thai, Dưỡng ở cuối vòng để nối tiếp Tràng sinh có ý nghĩa luân hồi trong cái vòng khép kín nối nhau, cứ kiếp này sang kiếp khác luân chuyển.
Lộc tồn là cái mồi phú quý chỉ dành cho cá nhân nào đắc cách, có nghĩa là đã ở một cái kiếp nào với nhân quả của nó. Một khi đã Suy Bệnh Tử thì đừng hòng ngang bằng với Quan đới, Lâm quan, Đế vượng. Phúc đức cho ai ráng mà tu tỉnh với trạng thái, Thai, Dưỡng, Sinh. Còn trái nghịch lẽ âm dương hay không duyên kiếp, Lộc tồn chỉ là một béo như cá, đánh lừa đàn chuột lắt đánh hơi thấy ngon thơm, nhào đầu vào lưỡi câu, lồng bẫy đưa thân thể đến chỗ nằm trên thớt bị dao phanh thây bầm nát.
Vòng Thái tuế, Lộc tồn là hai thế âm dương phân tách tóm hợp của Tràng sinh, Kiếp người một khi nhập thế cuộc cùng với thời gian quy định (năm tháng ngày giờ) vị trí Mệnh, Thân sẽ quyết phần số phận.
Người Thiếu âm là phần số người chân thật, tưởng ai cũng như mình, không phải là cứ chịu thiệt thòi mãi mài, cũng có lúc nở mặt nở mày, nhưng phải biết tự an ủi để cho kiếp sống được an vui như một triết nhân không tham sân ai, có cố cho lắm cũng chẳng lấn là bao. Đành rằng định mệnh là một việc, cái Ta cũng phải có số phận hẩm hiu cái Ta, chịu khó một chút tất nhiên không phải luân phiên đói rách.
May mắn được sáng suốt (Thiếu dương) tinh khôn hơn người, nhưng không qua mắt được lý công bằng thiên nhiên. Vậy khôn phải ngoan, biết lẽ phải quấy lợi cho mình đừng hại đến ai, không phải chỉ có một mình mình mới đáng sống.
Người thất vọng (Tuế phá) gặp nhiều việc không vừa lòng, không phải mình quật khởi trái với lương tâm mà thành công như ý muốn được, mà cũng không phải cứ ngồi than thân trách phận, phân trần đem lại tốt đẹp cho mình.
Với ba hạng người trên vẫn có lúc đắc thiên thời gặp bước vinh hoa (Đại vận gặp Thái tuế, Quan phù, Bạch hổ). Nhưng biết mình biết người là tri thiên mệnh, không đưa thân thế đến chỗ quá thất vọng để rồi làm những việc ngàn năm lưu giữ như ai bán nước cầu vinh chẳng hạn, trái với người được tượng đồng bia đá, thì vạn niên bia miệng khó quên con người phản bội.

Người Thái tuế, Quan phù, Bạch hổ
Trên nấc thang danh dự người Thái tuế, Quan phù, Bạch hổ không phải sinh ra đời là đắc ý ngay từ lúc nằm nôi cho đến khi nhập quan xuống đất, vẫn phải trải qua một thời gian tối đa là 30 năm (3 đại vận) không thì cũng 2 đại vận để đào luyện nên con người hữu dụng cho xã hội, cho đất nước.
Người Mệnh, Thân Thái tuế, Quan phù, Bạch hổ vẫn là người đáng trọng, nhưng buồn phiền hco ai Mệnh Thân đồng cung tam hợp tuổi bị Không Kiếp cản mũi, nhất là thêm Tả Hữu, thật lòng tiếc cho ai cho đất nước, tấm thân đa tài mà bất hữu dụng thật lòng thương khóc cho ai, mặc dầu không ai thuê mướn mình, bị Phá quân Thìn Tuất thủ Mệnh đứng trong tam hợp Thái tuế. Nỗi oan ức nào mấy ai hiều thấu ra tay minh oan bào chữa. Tưởng đó là bổn phận của những Bao công huyền bí.
Biết rằng trong một xã hội, một quốc gia, nếu đa số dân là Thái tuế, Quan phù, Bạch hổ, hẳn rằng cái xã hội ấy, cái đất nước ấy không thể không tiến bộ, không phải là không sản xuất những vỹ nhân, khôg có những bản anh hùng ca trên một phương diện nào. Một thể chế đúng mức dân chủ chẳng hạn, từ vị Nguyên thủ quốc gia được phổ thông đầu phiếu bầu lên, rồi đến các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, người dân cầm lá phiếu đi bầu, nếu đa số trúng cử là người đứng trong tam hợp Thái tuế thì cái giai đoạn đó không thể không thịnh trị.
Một cái tốt đẹp hơn nữa, nếu những ông dân biểu, nghị sĩ (lập pháp), quan tòa (tư pháp) Tổng bộ trưởng (hành pháp) lại đang ở trong giai đoạn thiên thời đúng mức (Thái tuế, Quan phù, Bạch hổ) nghĩa là người tam hợp Thái tuế lại gặp đại vận tam hợp Thái tuế.
Tử vi ngày nay đã được đại đa số quần chúng theo dõi, có quyền rộng rãi cầm phiếu bầu tùy ý. Ta hãy phân tách ai đâu là người xứng đáng có mặt trong giới nào: lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Công bộc xứng đáng
Thái tuế là cái gì cao trọng nhất là người trong giới lập pháp mới xứng đáng địa vị bất khả xâm phạm. Quan phù là ngôi vị các ngài Thẩm phán cầm cán cân công lý, tính toán cân nhắc công tội xác đáng mới tuyên án. Các ông Tổng, Bộ trưởng là địa vị dành cho những ai là người quyết tâm lao đầu làm việc chánh nghĩa trượng phu của Bạch hổ.
Hẳn là chỉ có các ông Thái tuế, Quan phù, Bạch hổ là dường cột của quốc gia, ta cũng không thể quên 9 vị trí kia khi vận hội đến, nhưng phải có điều kiện như Tuế phá, Điếu khách, Tang môn nên hiểu thân phận mình sẽ là các ông lập pháp đối lập rất hay để kiềm chế bớt cái phóng tay của mấy ông hành pháp quá trớn. Các ông Thiếu âm, Long đức, Trực phù gặp thiên thời tự biết an ủi cũng sẽ là những vị hành pháp nêu cao danh nghĩa liêm chính với đời. Còn các cung Thiếu dương, Phúc đức, Tử phù, đừng quá hóm hỉnh, như số đã quy định Tử đức là điểm chính yếu để mấy ông giữ thăng bằng của nền tư pháp.
Đã biết tam hợp Thái tuế gặp nhầm Không Kiếp chỉ là người hữu tâm mà không đắc dụng, trái lại 9 vị trí kia nếu có Không Kiếp, thật tình không biết mời mấy ông ngồi vào ngôi vị nào với đầu óc vị tha thương mại của mấy ông, nếu lại thêm đầy đủ cả Tả hữu.

Thiên Lương.

Phép đoán tiểu hạn trên lá số xét gốc Đại hạn và các sao lưu niên


Ai mới học tử vi cũng có một thắc mắc chung là tiểu hạn cứ 12 năm lại trùng với nhau nghĩa là trở lại cung cũ, như thế làm sao có thể tìm ra được những dị biệt giữa các tiểu hạn trùng nhau, đành rằng ai cũng biết là phải căn cứ vào gốc đại hạn và các sao lưu động cùng một vài yếu tố thay đổi từng năm, nhưng phải phối hợp cách nào để tìm ra được những yếu tố khác nhau mới là khó khăn, rắc rối. Vì vậy, trong bài hôm nay, tôi thử đưa ra một số nhận xét để giúp quý bạn có một khái niệm về việc luận đoán tiểu hạn mà theo tôi là phần khó khăn nhất, và trước đây tôi đã đề cập tới một cách khái quát rồi.

Gốc đại hạn

Yếu tố làm cho các tiểu hạn trung nhau thành ra khác biệt nhiều là do gốc đại hạn thay đổi, vì khi đoán tiểu hạn điều tiên quyết là phải xét đến đại hạn lúc đó được coi như là một cung Mệnh thứ hai di động có ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ rệt cho tiểu hạn, nhưng ta vẫn không thể quên lãng cung Mệnh khi giải đoán. Để cho được linh động và bớt khô khan tôi tránh việc nêu ra các nguyên tắc và chỉ nêu ra dưới đây nhiều thí dụ điển hình:

-Nếu đại hạn có Liêm Tham hãm địa (tại Tỵ, Hợi) mà tiểu hạn có Địa không, Địa kiếp, Thiên không thì sự nghiệm hoạnh phát, nhất là khi được Địa không, Địa kiếp đắc địa (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) chỉ vì Liêm Tham hãm địa rất cần gặp Không (chính trong cuốn Tử vi đẩu số Tân biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang cũng có nêu ra điểm này khi bàn đến bộ Sát Phá Liêm Tham hãm tại cung Quan lộc mà quý bạn vô tình không biết áp dụng cho cả đại tiểu hạn). Cũng trong trường hợp tiểu hạn trên, nếu gặp Đại hạn có Thiên Phủ hoặc Tử vi thì thực đáng buồn chỉ chờ ngày khuynh gia bại sản hoặc mất chức…nhất là khi có thêm Tuần, Triệt án ngữ (là yếu tố làm lợi thêm cho Liêm Tham hãm), vì Tử Phủ sợ nhất gặp Không Vong và Tuần, Triệt. Ngoài ra, ta vẫn phải xét đến Mệnh nữa, vì khi đại tiểu hạn tương hợp với nhau rồi nếu được thêm Mệnh hỗ trợ thêm mới đáng gọi là hanh thông thuận lợi, còn ngược lại vẫn giảm đi nhiều. Tỷ dụ như Mệnh có Vũ Sát tại Mão mà gặp được đại hạn Liêm Tham hãm và tiểu hạn Không Kiếp, Thiên không như trên thì còn gì hay bằng vì tất cả nhóm sao đó tương trợ lẫn nhau chặt chẽ. Còn trường hợp Mệnh có Thiên Phủ (tức là Mệnh ở Dậu) với đại tiểu hạn như trên thì chưa thể hanh thông được hoặc nếu có phát lên mạnh thì đương số cũng đau khổ, bực dọc trong tâm hồn vì nằm trong môi trường trái ngược với tư thế của mình, không khác gì một ông quan tòa mà phải đứng đầu một đảng cướp hoặc một nhóm buôn lậu quốc tế, như thế càng thành công càng thấy lương tâm cắn rứt, mặc dầu bề ngoài thật là thịnh vượng và có uy tín.

Khi Đại hạn có Nhật Nguyệt miếu vượng tại Mão và Hợi mà gặp tiểu hạn có Thiên Không, Thiên Hư và cung nhập hạn lại vô chính diệu thời tiền tài và công danh rất ngon lành, vì Nhật Nguyệt rất ưa cung vô chính diệu để rọi chiếu vào cho sáng sủa nhất là có thêm Thiên Không quét sạch mây mù và có Thiên Hư làm cho bầu trời thăm thẳm thực là đẹp biết bao! Ngay cả khi có Tuần, Triệt án ngữ cũng vẫn hanh thông vì Nhật Nguyệt khi chiếu gián tiếp (tức là ở đại hạn ảnh hưởng cho tiểu hạn) không hề sợ Tuần, Triệt mà có khi còn nhờ hai sao nầy làm tăng sự tốt đẹp cho cung vô chính diệu nhập tiểu hạn nữa. Ngoài ra, dù có thêm Không, Kiếp (bất luận miếu vượng hay hãm) nhập hạn cũng phát đạt như thường vì Không Kiếp không hại gì cho Nhật, Nguyệt. Nhưng với tiểu hạn như trên, nếu đại hạn gặp Thiên Phủ hội Song Lộc thì kết quả ngược hẳn lại, không lụn bại thì cũng không làm sao phát đạt nổi. Gặp trường hợp như thế nhiều người mới học tử vi hẳn phải thắc mắc không hiểu tại sao tiểu hạn trước mình phát mạnh mẽ mà tiểu hạn sau cũng vào cung đó lại xuống đến đất đen, nhất là cứ yên trí đại hạn có Thiên Phủ hội Song Lộc thì tiền để đâu cho hết…Bây giờ ta lại phải xét đến Mệnh xem có gì mâu thuẫn hoặc thuận lợi cho đại tiểu hạn hay không: nếu trường hợp đầu (tức là đại hạn Nhật Nguyệt và tiểu hạn Thiên không, Thiên Hưu và cung nhập hạn vô chính diệu) mà được cung Mệnh cũng vô chính diệu hoặc có Phá quân cư Thân) thì năm đó rất thuận lợi, vì Phá quân rơi vào hạn có những sao trên không có gì trái ngược, cũng ví như một người liều lĩnh, thủ đoạn dữ dằn gặp được môi trường làm ăn bất chính (như buôn lậu) thì dễ thành công rực rỡ. Nếu Mệnh có Cơ, Lương hoặc Tử, Phủ thì tuy hợp với Đại hạn Nhật, Nguyệt nhưng lại kỵ tiểu hạn Không Vong, Không Kiếp, Tuần, Triệt cho nên năm đó cũng khó thành công.

-Nếu đại hạn có Xương, Khúc, Khôi Việt, Quan Phúc, Hóa Khoa, mà tiểu hạn lại gặp Hỏa Linh, Không Kiếp, Tuần, Triệt, Hóa Kỵ, Kình, Đà là ta đã thấy ngay sự mâu thuẫn, trái ngược giữa hai nhóm sao đó vì một bên toàn là sao chủ về văn học, tư cách thông minh, một bên chủ về dữ dằn, phá hoại, ngăn trở, lao động về chân tay, như thế làm sao có thể hanh thông được. Riêng trường hợp này, rất cần phối hợp với Mệnh. Nếu Mệnh có Liêm Tham hãm địa hoặc có Vũ Sát hay Cơ Lương (nhưng 2 cặp sao sau không thuận lợi bằng Liêm Tham vì chúng rất sợ Tuần Triệt) thì năm đó không đáng ngại, cũng ví như người thợ máy tới lúc được bổ túc thêm phần kỹ thuật của mình (tỷ dụ như học thêm một khóa chuyên môn nào đó).
Còn trường hợp Mệnh có Thiên Tướng, Thiên Lương…thì tuy rất hợp với đại hạn đó nhưng tiểu hạn hoàn toàn bất lợi, nếu có đi thi tất rớt, có mưu cầu chức phận gì cũng bị cản trở. Do đó, nếu Mệnh và tiểu hạn tương hợp với nhau rồi phải có Đại hạn làm trung gian kết hợp mới tốt đẹp, cũng ví như người mai mối giữa hai họ nhà trai và nhà gái nếu thân thiết với cả hai bên thì người đó sẽ cố tác thành cho cặp trai gái, còn trường hợp không ưa một bên nào là thế nào cũng gây mâu thuẫn. Xem như vậy quý bạn thấy đoán tiểu hạn quả thực rất uyển chuyển vì phải kết hợp quá nhiều yếu tố.

Qua những thí dụ nêu trên, quý bạn hẳn đã có một khái niệm về sự khác biệt giữa các tiểu hạn trùng nhau (cùng một cung). Đây mới chỉ căn cứ vào gốc đại hạn chứ chưa xét tới những yếu tố thay đổi khác, mà tôi xin nêu ra dưới đây:

Các sao Lưu niên (hoặc Phi tinh)

Nếu muốn giải đoán tinh vi về tiểu hạn hơn, ta cần căn cứ vào các sao lưu niên mà một số nhà tử vi quen gọi là phi tinh là các sao không thể an sẵn trên lá số nhưng cứ mỗi năm ta cần ghi thêm bằng bút chì trên lá số nếu muốn đoán kỹ lưỡng thêm, để biết những điểm dị biệt giữa các tiểu hạn trùng nhau. Các phi tinh thông thường là Lộc tồn, Kình Đà, Thái tuế, Thiên Mã, Khốc Hư, Tang Hổ, Khôi Việt mà cách an có ghi trong nhiều sách tử vi nên tôi không nêu ra đây nữa. Nhiều nhà tử vi khi an Lưu Thái Tuế hoặc Lưu Lộc Tồn thường an luôn cả các sao khác thuộc chùm đó, nhưng theo tôi nghĩ thì chỉ cần xét đến các phi tinh nêu trên, cũng đủ vì những sao còn lại không giúp được nhiều cho việc giải đoán mà còn có khi làm ta phân vân không biết đi tới kết luận nào. Ngoài ra, trong các phi tinh kể trên, Lưu Thái Tuế cần được chú trong nhiều nhất vì nó luôn luôn tọa thủ tại cung của năm nhập hạn (tức là địa bàn, còn lưu tiểu hạn là thiên bàn).

Tôi lại cũng xin nêu ra nhiều thí dụ điển hình dưới đây chứ không thể nêu ra nguyên tắc giải đoán được:

-Khi đại hạn có Cự môn hãm địa hội Phục binh, Tuế phá, tiểu hạn lại có Cô Quả, Tang Hổ, Kình Đà, Hỏa Linh, Thái tuế mà Lưu Thái tuế lại gặp Thiên Hình, Hóa Kỵ, Kình hoặc Đà lưu niên (nhất là Kình hãm địa) thời ta có thể quyết đoán là đương số bị tù tội hoặc bị đánh đập khá nặng, nếu không cũng phải đau yếu nguy nạn. Nếu lưu Thái tuế không gặp Kình hoặc Đà, tức là Lưu Lộc tồn chạy sang cung khác, thì bao nhiêu sự nguy nan cũng chỉ còn một phút. Do đó quý bạn thấy mỗi 12 năm là Lộc tồn lưu niên lại thay đổi vị trí, kéo theo Kình Đà luôn chứ không thể nào cho rằng địa bàn nhập hạn luôn luôn giống nhau mỗi 12 năm.

-Nếu đại hạn có Hóa Khoa, Quang Quý (Sửu Mùi), tiểu hạn có Xương Khúc, Khôi Việt mà Lưu Thái Tuế lại gặp phi tinh Khôi Việt Hồng Hỉ thì thuận lợi nhất về công danh, đi thi chắc chắn phải đậu, nhất là khi thấy Mệnh có Thiên Lương, Thiên Tướng đắc địa hội Tả Hữu, Quyền Lộc nữa. Nhiều khi tiểu hạn hơi xấu mà Lưu Thái Tuế hội nhiều sao tốt đẹp vẫn được hanh thông, tuy vẫn có trở ngại lúc đầu, tỷ dụ như thi đậu kỳ nhì, hoặc buôn bán thua lỗ đầu năm nhưng giữa năm trở đi lại phát tài.

-Về phương diện Lưu Thiên Mã, nhiều nhà Tử vi cho rằng những người nào Mệnh, hoặc Thiên Di hay “Thân” cư tại Dần Thân Tỵ Hợi hay phải di chuyển, xuất dương, xuất xứ vì Thiên Mã cố định luôn luôn ở 4 cung đó và cả Thiên Mã lưu niên cũng vậy. Còn đối với những người khác, nhất là những người có cách làm việc cố định không bao giờ quý bạn nên đoán là họ sẽ thay đổi công việc mỗi khi gặp Lưu Thiên Mã vì cứ vài năm thế nào chẳng gặp trực tiếp hoặc gián tiếp Lưu Thiên Mã hoặc Thiên Mã cố định. Đối với những người này phải có thật nhiều yếu tố thay đổi mới có thể đoán được, tỷ dụ như đại hạn có Thiên Đồng, Thiên không rồi tiểu hạn có Mã cố định gặp Lưu Thiên Mã, mà lại phải chiếu về cung thuộc về mình, tức là Mệnh, Quan lộc, Tài bạch, Thiên Di, “Thân” chứ nếu chiếu về Phụ Mẫu, Tử tức thì cũng vẫn chưa thể quả quyết được. Ngoài ra, còn cần 2 đại hạn liền nhau thật khác nhau, để cho có sự thay đổi mạnh mẽ mỗi khi chuyển đại hạn.

Sau hết, ngoài các phi tinh kể trên, ta còn cần chú trọng đến Lưu Tuần, Triệt mà ít sách đề cập tới mặc dầu rất quan trọng (Cách an 2 sao lưu động này cũng như cách thông thường, tỷ dụ như năm nay Giáp Dần thì Tuần ở Tý Sửu và Triệt ở Thân Dậu). Thực thế, nhiều khi Lưu Tuần, Triệt còn ảnh hưởng mạnh mẽ hơn Tuần Triệt cố định, nếu luận đoán về tiểu hạn. Tỷ dụ như cung nhập hạn có Tử Phủ cư Thân hội nhiều sao tốt đẹp và hợp với đại hạn cũng như Mệnh nhưng vẫn không thấy hanh thông, đó cũng chỉ vì Lưu Tuần hoặc Lưu Triệt đã án ngữ làm mất gần hết cách tốt đẹp đó đi. Nhưng gặp trường hợp hạn quá xấu nếu may mắn được Lưu Tuần, Triệt án ngữ thời vẫn có thể chắc qua khỏi được. Như vậy quý bạn thấy mỗi tiểu hạn trùng nhau đã có khá nhiều yếu tố khác nhau.

Thời gian

Sau hết, ta cần phải lưu ý đến yếu tố thời gian tuy không có tính cách lý thuyết về tử vi, nhưng nhiều khi ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc giải đoán. Tỷ dụ như:

-Hai sao Tả Hữu thường thường chỉ ứng nghiệm trong thời đương số còn trẻ vì có trẻ mới hăng say hoạt động cho phù hợp với đặc tính của Tả Hữu, chứ khi đã lớn tuổi dù có muốn tích cực chăng nữa Tả Hữu cũng “già nua” rồi khó lòng giúp cho đương số được phong độ như trước. Về sao Đào Hồng cũng tương tự như vậy, nếu nằm trong những đại hạn ta còn thanh niên mới đúng môi trường chứ từ 60 tuổi trở đi 2 sao đó không những không giúp ích gì lại còn làm cho ta yếu đuối thêm và có khi đưa đến tận số. Còn sao Triệt thì từ năm 30 tuổi trở đi cũng bớt hẳn ảnh hưởng đi, nếu cung nhập hạn từ 30 năm trở về trước đang tốt trở thành xấu vì Triệt án ngữ thì từ 30 năm trở về sau phải đoán là tốt nếu gặp sao đó nữa.

-Về các hung tinh (như Kình Đà, Hỏa Linh, Không Kiếp) nói chung thường hay hoạt động sớm nếu ở Đại hạn thì hay ứng vào mấy năm đầu và ở tiểu hạn ứng vào đầu năm, nhất là khi gặp chính tinh có ảnh hưởng sớm (tức là bắc đẩu tinh). Hoặc có khi trong đại hạn còn trẻ bị hung tinh này quấy phá nhưng đến đại hạn cách đó mấy chục năm sau cũng gặp hung tinh đó sự phá hoại lại quá nhẹ.

Qua các thí dụ trên, quý bạn hẳn nhận thấy việc đặt ra nguyên tắc hoặc hệ thống để giải đoán tiểu hạn rất khó thực hiện vì có quá nhiều yếu tố kết hợp không giống nhau và để kết luận tôi chỉ xin nhắc quý bạn là sự tốt xấu của tiểu hạn không phải hoàn toàn do đặc tính tốt xấu của các sao nhập hạn mà do sự tương hợp giữa tiểu hạn, đại hạn và Mệnh Thân.

 

Phong Nguyên.

KINH NGHIỆM TỬ VI CỦA CỤ THIÊN LƯƠNG


Tôi học Tử vi: Cung Mệnh, Thân và cung nhị hợp

· Giải đoán ý nghĩa cung nhị hợp đối với các cung Mệnh và Thân
· Nếu những cung nhị hợp xấu hay tốt so với cung Mệnh, Thân.

Trần Việt Sơn trình bầy

Tóm tắt kỳ trước
-12 cung trên lá số chia ra những bộ ba tam hợp là:
Tị, Dậu, Sửu: thế Kim
Thân, Tý, Thìn: thế Thủy
Hợi, Mão, Mùi: thế Mộc
Dần, Ngọ, Tuất: thế Hỏa.
(Muốn ghi nhớ, cứ trong bộ ba nào có một cung chính hành nào, thì bộ ba thuộc hành đó. Như Dần Ngọ Tuất có cung Ngọ là chính Hỏa, vậy đó là thế tam hợp Hỏa).

-Các cung Mệnh và Thân nằm trong một bộ Tam hợp thuộc Hành nào đó, đem so với cung nhị hợp thuộc bộ ba có Hành khác, đem so hai Hành thì biết là cung Mệnh Thân sinh cho cung nhị hợp, hay cung nhị hợp sinh cho Mệnh hay Thân, do đấy mà giải đoán được một nét quan trọng trong cuộc đời.

-Cách cung Mệnh và Thân bao giờ cũng có nhị hợp là một trong các cung Bào, Tử tức, Giải ách, Nô bộc, Điền trạch, Phụ mẫu. Và bao giờ cũng sinh nhau chứ không có khắc. Hoặc là cung Mệnh, Thân sinh cho cung Nhị hợp (sinh xuất hoặc là cung Nhị hợp sinh cho Mệnh hay Thân (sinh nhập).

-Trong giai phẩm trước, chúng tôi đã nÊu lÊn một số trường hợp của cung Mệnh sinh xuất hay sinh nhập với cung Nhị hợp Bào, Tử, ách, Nô, Điền, Phụ. Trong giai phẩm này, chúng tôi xin tổng hợp các cách giải đoán.

Nếu là Mệnh hay nếu là Thân

MÊnh ứng vào trọn cuộc đời.
Thân ứng vào lúc tuổi lớn.
Nếu là Mệnh sinh xuất hay sinh nhập với cung nhị hợp sự giải đoán theo cung nhị hợp đó ứng vào trọn cuộc đời.

Nếu là Thân sinh xuất hay sinh nhập với cung nhị hợp, sự giải đoán theo cung nhị hợp ứng vào đương số ở tuổi lớn.

Mệnh, Thân và cung Bào

Thế của Mệnh, Thân sinh cho cung Bào nhị hợp: đương số tán ra cho anh em, chăm sóc anh em, hay ít nhất là biết lo lắng đến anh em. Thế của cung bào nhị hợp sinh cho cung Mệnh hay Thân: anh em của đương số tuy giúp, chăm sóc cho đương số, hay là lo lắng cho đương số.

Mệnh, Thân và cung tử tức

Thế của Mệnh, Thân sinh cho cung Tử tức nhị hợp: đương số chăm sóc nhiều cho con cái, lo cho con cái đủ chuyện, đủ thứ.

Thế của cung Tử tức nhị hợp sinh cho Mệnh, Thân: con cái của đương số chăm sóc, lo toan nhiều cho đương số. Nói cách khác, đương số được hưởng tốt vì có con hiếu tử.

Mệnh, Thân và cung Giải ách

Thế của Mệnh, Thân có hành sinh cho cung Giải ách nhị hợp: đương số mất nhiều sức lực vì tật ách, phải bận tâm nhiều; vóc người tiÊu hao vì Tật ách (vì thế đương sự thường là gầy ốm).

Ngược lại cũng tương tự vậy: cung Giải ách nhị hợp sinh cho Mệnh hay Thân, tức là đương số được Tật ách nuôi, cũng phải bận tâm nhiều về tật ách.

Mệnh Thân và cung Nô bộc

Thế của Mệnh, Thân sinh cho cung Nô bộc nhị hợp: đương số tán ra cho bè bạn và người làm, tức là đương số chăm sóc, lo toan cho bạn bè người làm.

Cung Nô bộc nhị hợp ở thế tam hợp sinh cho Mệnh, Thân: đương số được hưởng nhiều về bè bạn và người làm, những người này hết lòng chăm sóc, lo toan cho đương số.

Mệnh, Thân và cung Điền Trạch

Thế của Mệnh, Thân sinh cho cung Điền Trạch nhị hợp: Đương số hải lo toan thắc mắc, bận tâm nhiều Điền trạch, phải đuổi theo các vấn đề Điền trạch đến một người, gặp những bực mình, có thể tán tài, có thể kiện tụng.

Cung Điền trạch nhị hợp sinh cho Mệnh Thân: đương số được sảng khoái, an ổn về vấn đề Điền Trạch, có nhà cửa đất đai và được an vui.

Mệnh, Thân và cung Phụ mẫu

Thế của Mệnh, Thân sinh cho cung Phụ mẫu nhị hợp: đương số biết lo toan, chăm sóc, hết sức để tâm vào việc phục vụ cha mẹ (tức là đương số là người con có hiếu).

Cung Phụ mẫu nhị hợp sinh cho Mệnh, Thân: đương số được cha mẹ lo toan chăm sóc cho.

Trong bản giải đoán lá số ông Tạ Thu Thâu (chúng tôi có đăng cùng số giai phẩm này), cụ ThiÊn Lương có viÊt: “Còn nội cảnh của Mệnh Thân (nhị hợp, ta thấy Mệnh ở Mùi là cảnh trí sinh xuất cho bào; Thân ở Tị sinh xuất cho Phụ mẫu. Người này có đầu óc gia đình dầu ở hoàn cảnh nào cũng muốn trợ lực cha mẹ và nâng đỡ anh chị em, chứ không phải vì được nội tướng giỏi, quán xuyến gia đình đảm đang (ThiÊn Tướng đắc địa ở ThÊ) mà râu quặp, đành là nể (Thân cư ThÊ).

Chúng ta nhìn sự bố trí các cung, thấy Mệnh tại Mùi thuộc tam hợp Hợi, Mão, Mùi thuộc Mộc; bào tại Ngọ, thuộc Dần Ngọ Tuất là Hỏa; Mộc sinh Hỏa, vậy Mệnh của đương số là người hỗ trợ cho Bào, giúp đỡ, lo lắng cho anh chị em.

Thân tại ThÊ, ở Tị, thuộc Tị Dậu Sửu là Kim; Phụ tại nhị hợp ở Thân, thuộc Thân, Tí, Thìn là Thủy; Kim sinh Thủy, vậy Thân sinh cho Phụ mẫu, tức là ông Tạ Thu Thâu sang giai đoạn lớn tuổi là người con hiếu, phụng sự cha mẹ, hoặc ông là người lo đến cha mẹ, nghĩ đến cha mẹ.

Một vài lá số dẫn chứng

Lá số Mệnh tại Thân. Thân tại Quan – Lộc ở Tý.
Mệnh tại Thân thuộc Thân Tí Thìn là Thủy, Tử tức ở nhị hợp tại Tị, thuộc Tị Dậu Sửu là Kim; Kim sinh Thủy: đương số được những người con hiếu chăm sóc cho mình.

Thân ở Quan lộc tại Tí, thuộc Thân Tí Thìn là Thủy, nhị hợp là Nô, tại Sửu, thuộc Tị Dậu Sửu thuộc Kim, Kim sinh Thủy, quả đương số được bạn bè tốt giúp, năng lui tới giúp đỡ trong những công việc (đương số cũng có lòng tốt đối với bạn bè)…

Nếu cung kém quá thì sao?

Một nguyÊn tắc mới: một người có Mệnh tại Sửu, Bào tại Tý. Thế tam hợp Mệnh sinh cho thế tam hợp Bào, người này chăm lo cho anh chị em. Nhưng cung Mệnh lại quá kém, ông là một người nghèo. Cung Bào lại tốt, anh em giầu. Như thế, làm sao đương số giúp đỡ, bao bọc được anh em? Đây là một yếu tố để phối hợp thÊm, đương số tuy nghèo và không có khả năng giúp anh chị em về tiền bạc, nhưng vẫn lo nghĩ đến anh chị em và cố gắng giúp trong phạm vi có thể, trong những việc thông thường cũng được.

KINH NGHIỆM TỬ VI CỦA CỤ THIÊN LƯƠNG


Tôi học Tử vi: Ảnh hưởng của cung nhị hợp trong việc giải đoán mệnh và thân

· Để biết cuộc đời của mình liên quan với cha mẹ, anh em, con cái, bạn bè tay chân, tật ách và nhà đất như thế nào.

Trần Việt Sơn thuật

Những kinh nghiệm và những cách giải đoán của cụ ThiÊn Lương không hết làm chúng tôi ngạc nhiÊn. Lần này, chúng tôi trình bầy về kinh nghiệm của cụ ThiÊn Lương về các cung nhị hợp đối với cung Mệnh và Thân. Cũng như những lần trước, chúng tôi xin kính mời quý độc giả kiểm điểm lại các lá số trong tay mình có, để xét về kinh nghiệm này và thâu lấy nếu thấy đúng. Về phần chúng tôi đã kiểm nhận nhiều lá số trong tay và thấy là đúng thật.

Thế nào là cung Nhị hợp

Cung nhị hợp với Mệnh hay Thân là cung ngang hàng và đối xứng với Mệnh hay Thân qua một trục kẻ từ trÊn xuống dưới chia đôi lá số. Các cung sau đây nhị hợp với nhau:
-Ngọ và Mùi
-Tị và Thân
-Thìn và Dậu
-Mão và Tuất
-Dần và Hợi
-Sửu và Tí
Như vậy, Mệnh tại Dần thì cung nhị hợp của Mệnh là Hợi. Mệnh tại Hợi thì cung nhị hợp tại Dần.

Nhắc lại về Hành của các bộ Tam hợp

Mỗi cung tuổi, cung Mệnh, cung nhị hợp có một tÊn (Tý, Sửu, Dần,…) Mỗi tÊn thuộc vào một bộ Tam hợp, và mỗi bộ Tam hợp thuộc về một hành (kinh nghiệm này không riÊng cho Tử vi mà còn cho nhiều khoa khác).

Chúng ta có các bộ tam hợp sau (đã nói trước đây):
Tị, Dậu, Sửu: thuộc Kim
Thân, Tý, Thìn: thuộc Thủy
Hợi, Mão, Mùi: thuộc Mộc
Dần, Ngọ, Tuất: thuộc Hỏa.

Sự sinh khắc chế hóa giữa các bộ Tam hợp mới thật là quan trọng.

Cung Mệnh và cung xung chiếu

Trước đây, chúng tôi có nói đến cung xung chiếu, tức cung từ ThiÊn Di chiếu tới Mệnh. Cung Mệnh thuộc một bộ tam hợp cung ThiÊn Di thuộc một bộ tam hợp khác, trÊn bất cứ lá số nào, một cung Mệnh và cung chính chiếu cũng thuộc hai bộ tam hợp khắc nhau (vì thế mà gọi là cung xung chiếu).

Thí dụ: Mệnh tại Sửu cung xung chiếu từ ThiÊn Di tại Mùi.
Sửu thuộc bộ Tị Dậu Sửu, thuộc Kim
Mùi thuộc bộ Hợi Mão Mùi, thuộc Mộc
Chúng ta có Kim khắc Mộc

Cung xung chiếu là để chỉ vào ảnh hưởng các đối phương đối tượng trở lực của mình. Nếu Mệnh của mình khắc được hành của bộ tam hợp cung xung chiếu, ấy là Mệnh mình thắng được các đối tượng (trường hợp lá số Nguyễn Huệ đã trình giải trước đây). Ngược lại, hành bộ tam của cung xung chiếu khắc được hành của bộ tam hợp cung Mệnh, thì mình phải thua đối phương (cũng còn phải xét thÊm ảnh hưởng các sao để cộng lại).

Cung Mệnh Thân và cung Nhị hợp

Bây giờ chúng tôi xin nói đến cung nhị hợp của Mệnh hay Thân. Quý vị cứ kiểm điểm mà coi: tất cả các trường hợp cung nhị hợp, đều có Hành sinh cho nhau, không có trường hợp nào khắc. Hoặc là sinh xuất, hoặc là sinh nhập, chỉ có sinh mà thôi.

Quý vị lại kiểm điểm tất cả các lá số, đều thấy:
-Cung Mệnh bao giờ cũng nhị hợp với một trong các cung Bào, Tử, ách, Nô, Điền, Phụ mẫu.

-Cung Thân (tại ThÊ, Tài, ThiÊn Di, Quan lộc hay Phúc đức) bao giờ cũng nhị hợp với một trong các cung vừa kể (Bào, Tử tức, ách, Nô, Điền, Phụ mẫu).

Sự bố trí của các cung Mệnh và Thân và các cung Nhị hợp tất nhiÊn phải có ý nghĩa hoặc Mệnh hay Thân mình sinh cho các cung nhị hợp đó (sinh xuất), hoặc các cung đó sinh cho Mệnh hay Thân mình (sinh nhập). Các cách vẫn tính theo hành của các bộ Tam hợp.

ý nghĩa của các cung Nhị hợp với Mệnh

Sau đây, xin có những thí dụ cụ thể để giải thích ảnh hưởng của các cung nhị hợp.

Mệnh tại Tý
Mệnh tại Tý, thuộc Thân Tý Thìn, thuộc Thủy
Nhị hợp là Phụ, tại Sửu, thuộc Tị Dậu Sửu, hành Kim
Kim sinh Thủy, vậy là Phụ mẫu sinh Mệnh. Đương số được Phụ Mẫu chăm sóc, lo lắng cho từng chút một

Mệnh tại Sửu
Mệnh tại Sửu, bộ tam hợp hành Kim
Nhị hợp là Bào, tại Tý, bộ tam hợp hành Thủy.
Đương số là người bao bọc, lo lắng cho anh em, chị em.

Mệnh tại Dần
Mệnh tại Dần, bộ tam hợp Hỏa.
Nhị hợp là Tử tức, bộ tam hợp Mộc.
Mộc sinh Hỏa, người này được con cái lo lắng chăm sóc, tất phải có con hiếu dễ.

Mệnh tại Mão
Mệnh tại Mão, bộ tam hợp Mộc
Nhị hợp là ách, thuộc bộ tam hợp Hỏa.
Mộc sinh Hỏa: tức là Mệnh sinh cho Giải ách, người này chịu nhiều ảnh hưởng về Giải ách, có những tai ách, người gầy mòn vì tai ách.

Mệnh tại Thìn
Mệnh tại Thìn, tam hợp thuộc Thủy
Nhị hợp là Nô, tam hợp thuộc Kim
Kim sinh Thủy, tức là Nô bộc sinh cho Mệnh mình, người này có nhiều bạn cung phụng giúp đỡ, có chân tay tốt phù trì giúp cho mình.

Mệnh tại Tị
Mệnh tại Tị, bộ tam hợp thuộc Kim
Nhị hợp là Điền tại Thân, bộ tam hợp thuộc Thủy.
Kim sinh Thủy, Mệnh sinh cho Điền, người này mất sức vì Điền trạch gặp nhiều khó khăn, tổn trí, tổn sức vì điền trạch.

Mệnh tại Ngọ
Mệnh tại Ngọ, bộ tam hợp thuộc Hỏa.
Nhị hợp là cung Phụ mẫu, tại Mùi, bộ tam hợp thuộc Mộc.
Mộc sinh Hỏa, Phụ mẫu sinh Mệnh, đương số được cha mẹ cưng chiều, giúp đỡ, chăm sóc đặc biệt

Mệnh tại Mùi
Mệnh tại Mùi, bộ tam hợp thuộc Mộc.
Nhị hợp là cung Bào, tại Ngọ, thuộc Hỏa.
Mệnh (Mộc) sinh Bào (Hỏa) đương số là người lo lắng, chu cấp, giúp đỡ, chăm sóc cho anh em.

Mệnh tại Thân
Mệnh tại Thân, bộ tam hợp thuộc Thủy.
Nhị hợp là cung Tử tức tại Tí, bộ tam hợp thuộc Kim.
Kim sinh Thủy, Tử tức sinh Mệnh, đương số được con cái chăm sóc phụng dưỡng hết lòng, tức là có con hiếu tử.

Mệnh tại Dậu
Mệnh tại Dậu, bộ tam hợp thuộc Kim.
Nhị hợp là cung ách tại Thìn, bộ tam hợp thuộc Thủy.
Kim sinh Thủy, Mệnh hao tổn cho ách, người hay bận bịu vì tật ách, thân thể gầy ốm.

Mệnh tại Tuất
Mệnh tại Tuất, bộ tam hợp Hỏa
Nhị hợp là cung Nô, tại Mão, bộ tam hợp Mộc.
Mộc sinh Hỏa, Nô (bạn bè, người làm) giúp cho đương số.

Mệnh tại Hợi
Mệnh tại Hợi, bộ tam hợp Mộc
Nhị hợp là cung Điền tại Dần, bộ tam hợp Hỏa
Mộc sinh Hỏa, đương số sinh xuất vì Điền trạch, phải nhiều bận bịu, âu lo, lãng đãng về điền trạch.

VÒNG THÁI TUẾ CHI PHỐI MỆNH, THÂN QUA CÁC CUNG NHỊ HỢP, TAM HỢP Và XUNG CHIẾU


Phải công nhận từ lúc các diễn đàn KHHB “Xuất hiện” cho tới nay, số người coi Tử-vi “Amateur” đã lên rất cao và hiện tại cao trào nghiên cứu Tử-vi lan tràn khắp nơi. Chúng ta đã thấy có vài Hội Tử-Vi thành hình giữa các giới trẻ và đặc biệt hơn cả là những “tay” đam mê nhất lại là những “tay” khoa bảng. Họ đã cố tìm tòi, học hỏi nghiên cứu, để rút tỉa kinh nghiệm, mong tìm lại những gì đã mất mát, nói đúng hơn là đã thất truyền. Trong chiều hướng đó, có người lại cổ xúy phong trào Việt hóa và hệ thống hóa toàn diện khoa Tử-vi theo khoa học hiện đại.

Trước tiên, ta cần ghi nhận là Tử-vi được hình thành trong cơ cấu của Dịch Lý; qua hai động lực căn bản : âm Dương và Ngũ Hành. Do đó cần tìm về nguồn qua tương quan Lý Học, để từ đó có thể dò dẫm ra bước đường sáng tạo của cổ nhân

– Sau khi nguồn căn bản đã có, việc kế tiếp cần nêu lên cho chúng ta là phải giản dị hóa khi áp dụng một các trực tiếp từ Dịch Học sang khoa Tử-vi. Muốn vậy ta không thể quá lệ thuộc vào những câu Phú, để rồi nhiều khi mâu thuẫn nhau, vào những lối giải đoán qúa phức tạp. Nói một cách khác, chúng ta phải dựa vào các ngành học hiện đại vì chúng có tính cách khoa học hơn, để diễn đạt ngôn từ, sự việc hơn.

Hai giải pháp này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một kiến trúc từ nền tảng theo từng điểm một. Đây không phải là một việc một sớm một chiều có thể vạch ra một lúc, mà phải là trong trường kỳ và liên tục. Nó cũng không phải là của một cá nhân, mà phải là sự hợp tác của nhiều khối óc, nhiều bàn tay. Một tiếng chuông đã đánh lên, cần nhiều tiếng chuông khác phụ lực để vun bồi cho khoa Tử-vi mỗi ngày một chính xác hơn trong tinh thần huyền bí của nó. Đạt được như vậy, chúng ta vẫn duy trì tính cách Triết-Lý Đông-Phương mà vẫn không kém phần gãy gọn khi phô diễn ngôn từ.

Đề cập tới vấn đề này, tức là kẻ viết bài này đã gián tiếp hướng về giải thích khoa Tử Vi theo một quan niệm trung dung nêu trên, gọi là một tiếng chuông tiếp nối công trình của các bậc đàn anh đã làm.

Trong phạm vi đề tài này, tôi xin khai triển tiếp nối kinh nghiệm của cụ Thiên Lương về vòng Thái-Tuế, dưới một nhãn quan dị biệt.

Một cách khách quan, chúng ta thử nhìn trên những dữ kiện thực tế, và những trường hợp thành bại điển hình quanh ta. Càng cụ thể hơn nữa chúng ta thu hẹp nhãn quan vào chính bản thân mình, gia đình mình. Chúng ta sẽ thấy những yếu tố cấu tạo sự thành bại, luôn luôn bao gồm trong mỗi tương quan tính tình, đưa đến một lối xử thế tế nhị khôn khéo hoặc lỗ mãng, bốc đồng. Và từ đó, dĩ nhiên là trong cuộc sống hằng ngày, sự chung đụng giữa những mối tương quan từng cá nhân trong xã hội, chưa kể liên hệ gia đình, từ bạn bè, người trên kẻ dưới, cho tới hoàn cảnh trở lực, hàng xóm … sẽ tạo ra biết bao hậu quả ít nhiều quan trọng đến đời sống của ta. Hẳn chúng ta cũng thấy nhiều người chỉ với ba tấc lưỡi Tô-Tần mà được cất nhắc lên tột bực, có người khác luôn luôn được bè bạn giúp đỡ. Ngược lại, có người lại bị đè ép không cho vươn lên, có người lại vô phúc hơn thường bị đàn em lường gạt hoặc qua mặt mình … Và trong phạm vi thu hẹp hơn là trong mái ấm gia đình, có người được sự đùm bọc, thương yêu, lại được anh em nể trọng, và ngược lại cũng có người phải hy sinh gánh vác việc trong gia đình.

 

Tất cả mối tương quan xã hội gia tộc đều xếp đặt một cách hợp lý qua các cung số quanh cung Mệnh. Từ nhỏ môi trường sinh hoạt còn đâu ngoài gia đình với cung Phụ Mẫu và cung Huynh Đệ (Bào) cho tới khi vào đời là chịu những mối tương quan phức tạp hơn được biểu tượng qua các cung số : Phối (Thê Thiếp hoặc Phu Quân), Nô Bộc, Thiên Di, Tử Tức … Những mối tương quan này được cô đọng trong một trạng thái từ Tĩnh cho đến Động; “Tĩnh” khi mang tính chất cá biệt của nội tâm người. Nhưng khi cá tính ấy bộc lộ qua hành động nó lại tạo ra một thế “Động” làm “Then chuyền” chuyển động những trạng thái của người xung quanh, ảnh hưởng đối với người ấy.
Chúng ta đã phác họa qua về sự quan trọng của tính tình học, thu gọn trong khoa Tâm Lý Học, trong mức sống cao thấp của một con người. Thực vậy, để diễn tả trong một phạm vi nêu trên cho linh động hơn, tiền nhân đã gán cho mỗi cá tính “một ông sao” tùy theo ý nghĩa của từ ngữ sao đó hoặc lối Ngũ Hành âm Dương, lối chiết tự. Mỗi “ông sao” thực ra là một dụng cụ phối trí của tương quan lý học, để diễn tả vị thế con người là một “Tiểu Thiên Địa” có đủ cơ cấu âm-Dương Ngũ Hành trong một vũ trụ bao la vô tận.

Vận mệnh Trời được được phối trí qua người Cha và người Mẹ để tạo nên cái TA, trong môi trường Gia tộc và Xã hội. Thành tố Gia tộc bao gồm thêm 3 yếu tố : Cha-Mẹ-TA, được biểu tượng qua Thiên Can, Địa Chi, và nạp âm Can, Chi ra bản Mệnh (TA). Thành tố xã hội rồi bao quát chi phối Mệnh qua trạng thái của cuộc đời, qua vai trò của Cục (tức cuộc, tức cuộc đời). Nắm được hai thành tố với 4 yếu tố trên qua sắc thái: Can tuổi, Chi tuổi, bản Mệnh và Cục là ta có thể giải đoán toàn bộ cuộc đời, có thể xuống tới các Đại-Hạn.

Trở lại vấn đề, ta thấy cha cho hình hài, mẹ nuôi dưỡng cưu mang lâu dài. Người cha, theo quan niệm xưa, đi tìm sinh kế lo no ấm cho gia đình (vì thế được biểu tượng qua vòng Thiên Can, tức vòng Lộc-Tồn). Trong khi ấy, người mẹ lãnh một vai trò “khiêm tốn” hơn đối với xã hội, nhưng trong gia đình người mẹ nổi bật lên, đôi lúc còn lấn át cả người cha. Đó trách nhiệm tinh thần, giáo huấn con cái, đào tạo cho thành người hữu dụng trong gia đình, trong xã hội. Tiền nhân ta cũng đã sớm ý thức các điều này và đã để lại nhiều câu tục ngữ nói lên thực trạng này:

  • Nào là : “Con không cha như nhà không nóc”;
  • Hoặc : “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.

Như vậy vai trò người cha, tượng trưng qua Thiên-Can mà căn bản là vòng Lộc-Tồn với ý nghĩa Phúc, Họa đi đôi với vật chất tiền tài. Đối nghịch là vai trò người mẹ qua Địa-Chi mà trọng tâm là vòng Thái-Tuế, mang cá tính của người con với các điểm liên hệ về tính tình, về tinh thần.

Tương quan tâm lý học được chứng giải qua vòng Thái-Tuế. Nhưng trong mối liên hệ này có những ràng buộc nào từ gia đình cho tới xã hội ? Một cách đại cương, chúng ta có thể vạch ra vài nét chính :

Cung Bào và cung Phụ Mẫu: Là mối dây liên hệ huyết thống chặt chẽ đầu tiên của mọi người, mà ai cũng phải có từ nhỏ cho tới khi khôn lớn. Qua vị trí cố định lần lượt của 12 cung số thì Mệnh luôn được xếp ở giữa hai cung Bào và Phụ Mẫu, nói cách khác hai cung này giáp biên của Mệnh.

Cung Nhị Hợp: Là lân phương là kế cận, hàng xóm của bản cung nói chung và của Mệnh nói riêng. ý nghĩa cung Nhị Hợp cũng không kém phần trọng yếu. Nó nói lên mặt trái của vấn đề. Nó là bên trong, là sự tiềm ẩn là cứu cánh của sự việc, là cái khuynh hướng (tendance) tiến đến sự việc liên hệ cung số Nhị-Hợp.

Cung Tam Hợp: Là trạng thái vào đời, có gặp được may mắn không, tùy thế của chiều đi âm Dương hoặc tùy chiều sinh của hai cung Tam-Hợp so với bản cung. Để giản lược, ở đây trong Tam Hợp Mệnh, Tài, Quan, ta biết trạng thái thực tại của ta khi vào đời và được ưu đãi về phương diện nào: Tài hay Quan ?.

Cung Chính Chiếu: Không nên quan niệm cung Chính Chiếu (Thiên Di) là đối phương của mình một cách đơn thuần như vậy; mà nên nới rộng phạm vi để quan niệm đó là hoàn cảnh gây nên cho mỗi số phần, nếu có thì mức độ trở ngại ấy có thể vượt qua hay không ?

Chúng ta sẽ lần lượt xét các mối tương quan xã hội, gia tộc qua sự phân tích ảnh hưởng của tâm lý vào cuộc đời với các dụng cụ sử dụng là các cung số :

  • Tương quan vòng Thái-Tuế qua cung Mệnh, cung Nhị Hợp và cung Xung chiếu.
  • Tương quan vòng Thái-Tuế qua cung Thân, cung Nhị Hợp và cung Xung chiếu.
  • Tam hợp Mệnh Tài Quan phối hợp qua vòng Thái-Tuế.

I/ TƯƠNG QUAN MỆNH, NHỊ HỢP, XUNG CHIẾU

Để bàn về phạm vi này, cần đề cập tới mối liên hệ biểu kiến và nội tại cũng như xét qua lại vòng Thái Tuế ứng dụng vào sự tìm hiểu mặt trái ở đời so với cung Nhị-Hợp, cung Chính chiếu. Ngoài ra để dễ áp dụng hơn, tôi xin đan cử vài thí dụ điển hình.

A- TíNH TìNH BIỂU KIẾN Và NỘI TẠI

Không phải ai cũng “ruột liền da”, “da liền ruột”, mà trái lại phần lớn chúng ta lại gặp nhiều hạng người như ruột gà. Nói rõ ra là, tính tình mà chúng ta nhận thấy ở họ qua sự biểu lộ hằng ngày, không hẳn là đích thực tình trạng bên trong của họ. Đó cũng là một hiện tượng ý nghĩ tương phản với lời nói. Hai trạng thái hướng ngoại biểu hay Biểu kiến (Apparence) và Nội Tại (Interieur), sẽ được phơi trần ra trước ánh sáng của Vòng Thái Tuế và cung Nhị Hợp, Chính chiếu. Nhờ vậy, cũng cùng một lời nói ta có thể phân biệt hai hạng người : “Khẩu Phật Tâm Xà” hoặc “Khẩu Xà Tâm Phật”.

1- Biểu kiến (Apparence)
Qua Vòng Thái Tuế ở cung Mệnh, cá tính một người hiện ra một cách ngoại biểu đối với người coi số cũng như trên thực tế mọi người cũng nhận ra cá tính thường nhật của người ấy. Ngoài ra, Vòng Thái Tuế còn có tác dụng mang lại thêm các dữ kiện mới khi nó phối hợp với cung chính chiếu. Thực vậy thế Tam-Hợp của bản cung khi so sánh với thế Tam-Hợp của đối cung, cho ta nhận rõ ra tinh thần một người có lạc quan hay bi quan trước cuộc sống, trước hoàn cảnh ở đời.

Trong bản số của Vua Quang Trung Đại Đế, Vòng Thái Tuế đã chứng giải tinh thần tự tôn của ngài tự coi mình có trách nhiệm “Thế Thiên Hành Đạo” đem lại an bình cho đất nước, đánh đuổi ngoại xâm (Thái Tuế đóng ở Mệnh). Ngoài ra thái độ dũng mãnh, xem thường đối phương cũng như bách chiến bách thắng của ngài cũng phần nào được biểu lộ qua thế Thủy của Tam Hợp Mệnh thắng thế Hỏa của Tam Hợp Thiên Di (Mệnh lập tại cung Thân thuộc Tam Hợp Thân Tý Thìn tức thế Thủy; Thiên Di ở Dần tức thế Hỏa do Tam Hợp Dần Ngọ Tuất).

2- Tính tình tiềm ẩn (Virtuel)

Sự ngoại biểu do vòng Thái Tuế, là nguồn căn cho mọi việc. Ở đây cung Nhị-Hợp cung Mệnh sẽ đóng vai trò tinh thần, dù là tiềm ẩn hay nội tại của tình trạng của vòng Thái Tuế ở Mệnh nó là nội tâm của một người, là nỗi lòng thầm kín là khuynh hướng về một mục tiêu nào. Không những chỉ ghi nhận điều trên, cung Nhị Hợp còn cho biết mức độ cũng như sự thiệt thòi, hy sinh hay sự được giúp đỡ, bị người khác hại. Và cũng do định luật Tam Hợp với thế Ngũ Hành giữa hai cung Mệnh và cung Nhị-Hợp mà dàn ra thế trận. Sinh xuất hay sinh nhập cung Mệnh, luôn luôn theo theo nguyên tắc “Mệnh vi chủ”, cung Mệnh luôn luôn là chủ, các cung khác nói chung và cung Nhị-Hợp nói riêng phải là khách. Do đó, Mệnh được sinh nhập mới được điều phúc lợi.

 

Thí dụ: Mệnh ở cung Tý có Quan Phù, thủ Mệnh, cung Nhị-Hợp là phụ-Mẫu ở cung Sửu. Ta thấy về phương diện nội tại hàng xóm, thân cận, đương số được cha mẹ bao bọc, cưng chiều, giúp đỡ. Do bởi căn nguyên là sự khôn ngoan, lời nói lễ phép dè dặt (đặc tính của Quan Phù) mà được hưởng phúc này.

 

Trong phần A này, tôi chỉ nói phớt qua khi đề cập thế Tam Hợp Mệnh và Di cũng như thế Tam Hợp Mệnh và Nhị Hợp, bởi vì cụ Thiên Lương đã giảng rõ về điểm này. Những điểm trọng yếu chính là sự ngoại biểu (biểu kiến) và nội tại (tiềm ẩn), chưa được ai đề cập tới, đó mới là mẫu chốt của phần A mà đã trình bày ở trên. Tiếp dưới đây vì khái niệm vòng Thái-Tuế chưa được khai triển rộng ra theo khoa Tâm Lý Học, nên tôi xin mạn phép được nêu ra, mặc dầu cụ Thiên Lương đã tiên phong nêu ra trong vấn đề này

 

B- VÒNG THÁI TUẾ Và TíNH TìNH MỖI Cá NHâN

Cần ghi rằng sao của vòng Thái-Tuế chỉ luận giải về phương diện tư tưởng ngay chính hay không, đối với cung Mệnh mà thôi. Còn ở các cung số khác, kể cả cung Thân. Đây là một điểm cần nhấn mạnh để khỏi lầm lẫn khi phân tích chiều sâu của một người. Theo thiển ý vòng Thái-Tuế cần phân tích ra hai trạng thái từ Tĩnh tới Động, Tĩnh trong Động, Động trong Tĩnh. Phương diện Tĩnh trạng tượng trưng cho tư tưởng, tính tình hoặc tinh thần qua vòng Thái-Tuế ở Mệnh. Động trạng là bình diện cần an bài đúng vị thế Thân là hành động. Do đó, theo kẻ viết bài này, vòng Thái-Tuế ở Mệnh nói lên riêng về tư tưởng (Tĩnh trạng chứa thế Tĩnh nguyên thủy) và trong nguyên lý dịch học thì Tĩnh mà Động, vì thế tư tưởng là Tĩnh thuần được diễn tả qua thế Động là lời nói, thái độ, hành động. Xin được sắp xếp 12 sao của vòng Thái-Tuế theo tiêu chuẩn vừa nêu:

 

1- Thái Tuế

Người có tư tưởng tự tôn, theo lý tưởng ngay chính, nghiêm nghị, tự cho mình cả Thiên Mệnh để thi hành. Do đó thường cảm thấy không ai xứng với mình về phương diện tư cách, hoài bão.

ý nghĩa trên phát xuất từ, từ ngữ “ngôi Thái-Tuế”, tượng trưng cho ngôi vua, là bậc cao cả, là Thiên Tử, là con Trời, thay Trời cai trị muôn dân. Vua ở xa dân, ngay cả quần Thần cũng vậy, vua cũng có lối sống riêng biệt do lễ nghi quan cách. Vì vậy người có Thái Tuế ở Mệnh, thường cảm thấy cô độc, ít kẻ tri kỷ tri bỉ.

 

2- Bạch Hổ

Tính tình có vẻ sắt đá, nóng nảy, gan lì với hậu thuẫn là phải chính nghĩa của mình. Người có Bạch Hổ tọa thủ tại Mệnh, thường dễ làm mất lòng người khác, vì “lời thật mất lòng”. Nhưng nếu miếu địa “Hổ khiếu Tây Phương” (Bạch Hổ ở Dậu) thì dù lời nói thẳng nhưng rất có uy tín, làm kẻ khác nể sợ.

 

3- Quan Phù

Tính chất Quan Phù ở Mệnh, mang lại cho người có nó, một sự khôn khéo, biết tiến thoái đúng thời, đúng lúc mà vẫn không mất tư cách ngay thẳng chính trực của mình. Đó mới là điểm khó khăn, ít người dung hòa được. Người có Quan Phù thủ Mệnh, rất giỏi lý luận, “biết người biết ta”; nên rất tế nhị, thích chinh phục người khác bằng tư tưởng chính phái của mình.
4- Thiếu Dương
Thiếu Dương là “Tùy tinh”, mang tính chất của sự biến dịch của Tứ Tượng, Bát Quái. Cho nên vị thế của nó rất đặc biệt, tuy sáng suốt nhưng là một thứ sáng suốt dễ sa chân vào hố sâu, cần có nghị lực của bậc siêu phàm mới sử dụng được nó.

Trước tiên nếu nó đồng cung hay chính chiếu với Hồng Loan, như các cụ Hoàng Hạc, Thiên Lương đã lập đi, lập lại nhiều lần trên Báo KHHB, tôi chỉ xin thu gọn lại, nó có đặc tính vị tha, quên mình, bỏ cái Ta đi để gánh vác việc đời (Xem lại lá số Đức Phật Thích Ca trong quyển Tử Vi Nghiệm Lý của cụ Thiên Lương đã bình giải).

Ngược lại, nếu nó đi với Đào Hoa thì trở nên vị kỷ, thường chỉ nghĩ đến mình, vì mình tất cả. Còn vị trí Thiếu Dương, Thiên Không ở Tứ Mộ thì phần lớn hay ít dở nhiều, tuy nhiên cũng có vài trường hợp ngoại lệ (sẽ đề cập trong một phần khác).

Tóm lại người mang cá tính của Thiếu Dương dù vị kỷ hay vị tha do ảnh hưởng của Đào, Hồng cũng là là người rất sáng suốt hơn người, thích được hơn người, vượt lên trên mọi người. Đặc tính này cũng không dành riêng cho ai, dù vị tha như Đức Phật, cũng là một ý chí muốn khác hẳn mọi người thế tục. Chẳng thế mà Ngài đã từng thốt ra câu : “Thiên Thượng Địa Hạ, vô ngã độc tôn” đấy ư !!!

5- Phúc Đức
Cũng nằm trong Thế Tam Hợp của Thiếu Dương, nên âm hưởng của sao này đem lại cho người mang nó một sự sáng suốt hơn người nhưng dù sao tính tình vẫn giữ chứ Đức làm đầu.
Người có sao Phúc-Đức là người thích vươn lên với đời, trong sự sòng phẳng tương quan đổi chác, song phương hưởng lợi, không bán cây sống, trồng cây chết.

6- Tử-Phù

Không như hai sao Thiếu-Dương, Phúc-Đức, vì thế sao Tử-Phù tuy cũng sáng suốt nhưng là thứ sáng suốt để lừa lọc người với tính tình ma mãnh, dám làm điều sai quấy nếu có dịp vì từ lời nói tư tưởng tới hành động đối với hạng người này cách nhau không xa.

7- Trực Phù

Do tính chất của Địa Chi, thế vòng Trực Phù này bị sinh xuất hoặc khắc xuất. Do đó nhóm Trực Phù, Long Đức, Thiếu âm là nhóm chịu nhiều thua thiệt ở đời (sẽ xin trình bày rõ hơn trong bài sử dụng 4 chữ: Can, Chi, Mệnh, cục), vì thế trong tương quan của thế Tam Hợp thì phải chịu nhiều thiệt thòi, nhưng riêng về vị thế Trực Phù thì cá biệt mà nói, người mang tư cách này thường trong công việc không được đãi ngộ tương xứng với khả năng của mình.

 

8- Long Đức

Tùy cùng chi phái với Trực Phù nhưng cũng như Phúc Đức, vị thế Long Đức còn chịu sự chi phối của nhóm Tứ Đức. Vì vậy, dù thua thiệt, người Long Đức thường hiền hậu, an phận không thích mạo hiểm bon chen, đôi lúc cũng thụ động quá mức mà đưa đến bi quan.

9- Thiếu âm

Là vị thế chót của vòng Trực Phù, nhưng cũng nằm trong chu trình tiến hóa của Dịch lý và tương phản với thế Thiếu Dương. Bởi vậy, người Thiếu âm thường bị thiệt thòi, do quan niệm chủ quan, lắm lúc tự lừa dối mình. Quá hiền hậu, hoặc hào phóng quá, dễ tin lời người khác nên trở nên khờ dại (đối nghịch với Thiếu Dương là sáng suốt).

 

10- Tang Môn

Có người cho rằng thế Tang Môn phải ghép đôi với thế Bạch Hổ và ngược lại, vì đó là cặp trong Lục Bại. Thực ra nếu luận theo lẽ biến dịch Ngũ Hành giữa 12 cung số với ý nghĩa của các cung Nhị Hợp, Tam Hợp, Chính Chiếu, hoặc Giáp cung thì sẽ không lạ gì có sự phân cách riêng biệt từng cặp sao, dù là một bộ. Chẳng hạn như bộ Tang-Hổ, bộ Song Hao, bộ Tướng-Binh, bộ Lưỡng Thế …. Cụ Thiên Lương đã giải thích rõ về vấn đề cung Thiên Di, không hẳn thuộc về mình mà tùy vị thế của nó. Đồng mà Dị là cụ Hoàng Hạc cũng quan niệm cung Thiên Di không là của mình, nhưng là hoàn cảnh, là sự xung xát, sự cọ nhau mà thành theo tương quan lý học. Là hậu sinh, nhưng kẻ này xin sẽ có bài nối tiếp về vấn đề này để có tầm áp dụng rõ hơn về âm Dương Ngũ Hành của Lý Học vào Tử Vi.

 

Trở lại vị thế Tam Hợp của vòng Tang Môn, Điếu Khách, Tuế Phá là vị thế đối nghịch hoàn toàn của Tam Hợp tuổi. Chính đây là một điểm xung sát mà tạo thành. Thời thế tạo Anh Hùng hoặc Anh Hùng gây dựng nên thời cuộc, là do sự biến ảo ở mấu chốt này.

Cá biệt về sao Tang Môn cho thấy người có sao này, thường gánh nhiều mối ưu tư, phiền toái, nhiều mối bận tâm (Xem lại số Khổng Tử mà KHHB đã đăng). Nếu diễn giảng ra theo lối suy luận, thì dù bất cứ việc lớn, việc nhỏ vì sự lo lắng của mình, người này không thích đùa giỡn cũng như không thích ai bỡn cợt với mình. Và trong tâm trạng “suy bụng ta ra bụng người đó” hay nói cho đúng hơn là trong tâm trạng “điều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì mình không nên làm đối với người khác” người này trở nên tế nhị, dè dặt.

 

11- Điếu Khách

Khoác lên mình một gánh nặng chống đối mọi việc ở đời, người có Điếu Khách, thường thích đả kích người khác, thích tranh luận, bàn cãi, thích thuyết phục người khác. Vì thế mà nhiều sách đã không ngần ngại khi đem gán cho những người có sao Điếu Khách (Mã Khốc Khách) là sẽ làm nghề ngoại giao, môi giới, luật sư … cũng không ngại ngùng gì mà gán cho những Thẩm Phán, Luật Sư là những người có sao Quan Phù thủ Mệnh, Thân. Đành rằng sự gán ép này có những căn bản riêng của nó nhưng về nghề nghiệp là cả một sự phức tạp, còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố, không phải chỉ đơn thuần ở vòng sao Thái Tuế mà thôi.

12- Tuế Phá

Cũng tương tự đặc tính của Điếu Khách, nhưng ở đây người Tuế Phá là một nét dị biệt, một trạng thái của một sự đối lập, một sự chống đối, thích đi ngược người khác. Có thể làm những việc phi thường nếu được thêm vài yếu tố ở hành động (Thân).
C- VÀI VÍ DỤ ÁP DỤNG THỰC TẾ

1- Người có Bạch Hổ ở Mệnh, tại Dậu, Nhị Hợp là cung ách ở Thìn, Thiên Di ở cung Mão. Chỉ cần biết được vài yếu tố nhỏ như trên, chúng ta có thể phác họa ra bề mặt và bề sâu của tâm hồn một người. Như đã trình bày ở trên (qua hai yếu tố biểu kiến và nội tại mà ta gọi giản dị hơn là bề ngoài và bên trong tiềm ẩn) ta có thể lược giải khái quát về tánh tình của đương số như sau :

a- Bên trong: Người lúc nào trong lòng thường lo lắng nhiều về những bất trắc ở đời. Nhiều khi quá bận tâm về hậu quả của một việc mình làm dù việc này không có gì đáng để tâm. Mệnh sinh xuất cho ách về vấn đề Nhị Hợp này xin coi lại Kinh nghiệm cung Nhị Hợp của cụ Thiên Lương trong cuốn Tử Vi nghiệm lý. Người viết chỉ xin đề cập vài ý kiến mới chưa ai đề cập tới mà thôi.

b- Bên ngoài: Bề ngoài tính tình có vẻ sắt đá, nóng nảy, gan lì với hậu thuẫn là chính nghĩa, lẽ phải của mình, coi thường đối phương.

Tổng kết lại, dù bên trong có e dè nhưng khi giới hạn e dè đã bị vượt qua thì người này dám làm bất cứ việc gì, bất chấp hậu quả với niềm tin vào lẽ phải của mình, coi thường đối phương.

2- Mệnh có Tang Môn ở cung Tuất, Nhị Hợp là Nô Bộc ở cung Mão, Thiên Di ở cung Thìn thì sơ lược khát quát như sau :

a- Bên trong: Đương số thích được bạn bè hiểu mình, thích được người khác chiều chuộng mình, vị nể mình.

b- Bên ngoài: Mang tâm trạng tế nhị, người nặng mối lo, có nhiều mối bận tâm, không thích những trò đùa rắn mắc. Do đó đương số dễ mang nét ưu sầu trên gương mặt. Người bi quan trước cuộc sống, thường thấy mình dễ đầu hàng hoàn cảnh (thế Di lấn lướt thế Mệnh).

Những dòng ghi trên, đó chỉ là tạm thời vạch ra nét tương quan Mệnh, Nhị Hợp, Xung chiếu. Nhưng cần đề cập đến vai trò của THÂN trong sự sắp xếp vòng Thái Tuế. Đó là Phần II của bài này, mà tôi trình bày dưới đây.

II/ TƯƠNG QUAN THÂN, NHỊ HỢP, XUNG CHIẾU

 

Mối tương quan này cũng giống như Phần I, nhưng nếu xét kỹ thì có một điểm khác biệt duy nhất (mà ta đã xét khái lược ở trên) đó là : Vòng Thái-Tuế ở MỆNH chỉ tư tưởng tinh thần thì ngược lại ở THÂN nó chỉ về hành động vật chất.

Nội dung của Phần II, đã vạch sẵn. Như vậy ta có thể xét theo từng mục : hành vi biểu kiến và tiềm ẩn, mặt trái ở đời, những trường hợp điển hình.

 

A- HàNH ĐỘNG BIỂU KIẾN Và TIỀM ẨN

 

1- Hành vi tiềm ẩn

Ở đây phương cách lý luận cũng như Phần I, nhưng đổi vị thế lại một đằng là cung MỆNH và cung Nhị Hợp của nó thì đăng này là cung an THÂN và cung Nhị Hợp của nó. Một đằng khác là hành động tiềm ẩn tức là cứu cánh khác với phạm vi nội tâm. Cứu cánh sau cùng của hành vi là do cung Nhị Hợp sinh nhập hay sinh xuất với cung an THÂN và cung an THÂN phải được sinh nhập mới tốt. Cần ghi nhận vai trò cung số của Nhị Hợp ở Thân so với cung số của cung an Thân cần được phối hợp chặt chẽ với nhau (xem lại về cung Nhị Hợp của cụ Thiên Lương).

 

Thí dụ: Thân cư Quan Lộc ở Sửu có Điền Trạch, cung Nhị Hợp ở Tý. Thì hành động cứu cánh của đương số, chính thực là lo về nhà đất, hay nói bao quát hơn là lo việc nhà, việc gia đình.
2- Hành vi ngoại biểu
Cần phối hợp cung số mà THÂN cư với vị thế vòng Thái Tuế thì mới hiểu rõ hành động bên ngoài chịu ảnh hưởng điều gì và với đặc điểm gì. Trước tiên ta phải xét THÂN cư cung nào trong các cung số, MỆNH (THÂN, MỆNH đồng cung), Phúc, Quan, Di, Tài, Phối để từ đó ta có thể biết được hành động bên ngoài ảnh hưởng bởi vấn đề gì trong 6 cung nêu trên. Về điểm này không xa lạ gì các sách tử vi đều có nêu ra, tôi xin thông qua điểm này sau khi đã ra nguyên tắc ở trên.

Sau khi đã định vị trí cung an THÂN, ta mới so sánh với cung số Nhị Hợp xem sinh nhập hay sinh xuất cho cung an THÂN. Cần phân biệt rằng hành vi biểu kiến hay ngoại biểu là phương tiện, còn hành vi tiềm ẩn là cứu cánh. Có thể nói cho dễ hiểu là “cứu cánh biện minh cho phương tiện”.

Thí dụ: THÂN cư Quan Lộc ở cung Sửu có Thái Tuế, Nhị Hợp ở cung Tý là cung Điền-Trạch, Chính chiếu ở Mùi. Ta có thể phối hợp cả dữ kiện bên ngoài và bên trong để xét hành vi một người.

a- Bên ngoài: THÂN có Thái Tuế, Chính chiếu thuộc thế Mộc thua thế Tam Hợp của THÂN (thế Kim, vì Thân cư Quan Lộc ở Sửu trong tam hợp Tỵ Dậu Sửu). Do đó, hành động bề ngoài của đương số có vẻ tự đại, tự hào. Nếu có thêm những sao quá khích như Hỏa, Linh, Kình, Đà …. thì dễ biến ra kiêu căng, kênh kiệu bề ngoài. Khi bắt tay vào làm việc, đương số dễ dàng thắng hoàn cảnh, vượt qua trở ngại để đạt mục tiêu tiến tới cứu cánh.

b- Bên trong: Thế Tam Hợp của THÂN là Kim bị sinh nhập cho Thế Thủy ở Điền Trạch (cung Tý). Do đó đương số là người biết lo cho gia đình, chuyện nhà cửa.

Tổng kết lại ta có thể phối hợp như sau:

Người này hành động thường tỏ ra tự tôn, không có bạn tri kỷ, tri bỉ, thường hành động riêng một mình trong mọi vấn đề liên quan tới Quan Lộc, và thường gặp thắng lợi trong Khoa cử, hoạn lộ. Đó là phạm vi biểu kiến có vẻ háo danh (cố tìm phương tiện) nhưng tất cả chỉ nhằm tới hành động sau cùng (cứu cánh) là đem thịnh vượng cho việc nhà việc đất, việc gia đình mình.

B- VÒNG THÁI TUẾ Và HÀNH ĐỘNG MỖI CÁ NHâN

12 sao vòng Thái Tuế được ghi nhận ở cung an THÂN như là một thế Động. Động mà Tĩnh, ứng với nguyên lý âm Dương của Biến Dịch. Trong phần B số 1, tôi đã liệt kê vòng Thái Tuế trong trạng thái Tĩnh. Do đó trong phần này xin được miễn lập lại vì cũng gần như vậy. Do đó các bạn chỉ đổi từ ngữ lại là xong ngay trong phạm vi Động.

Thí dụ:

– MỆNH có Bạch Hổ thì “Tính tình” có vẻ sắt đá, nóng nảy … dễ làm mất lòng người khác …

Thì nay đổi lại là :

– THÂN có Bạch Hổ thì “Hành Động” có vẻ cứng rắn, dũng mãnh … đôi lúc hành động thiệt hại, làm sợ sệt cho người khác vì hành vi ngang tàng của mình…

 

C- VàI ÁP DỤNG THỰC TẾ

 

1- Thân có Tuế Phá ở Ngọ cư Quan Lộc, Nô Bộc ở Mùi, Phối cung ở Tý. Mệnh ở Dần có Tang Môn, Nhị Hợp là Tử Tức ở Hợi, Di ở Thân.

 

Ở trường hợp này ta phối hợp hai phần I và II lại để tổng luận:

 

Đương số là người hay lo lắng bất cứ việc gì nhưng trong thâm tâm rất thương yêu con cái. Ngoài ra đương số ở trong môi trường chống đối mới tạo lập được cuộc đời, với bản tính tế nhị, chăm sóc con cái mình cẩn thận, lúc nào cũng nghĩ tới đàn con dại (thì có thể là khôn lớn nhưng đối với đương số thì vẫn còn bé bỏng, cần được lo lắng nhiều). Nhưng bề ngoài đương số lại đối đầu với hoàn cảnh trong một thế yếu. Do đó đã hay lo, đương số mắc thêm một khuyết điểm là nhút nhát đầu hàng hoàn cảnh (cần ghi rõ rằng các thế Nhị Hợp, Chính chiếu, vòng Thái Tuế có thể bị suy giảm ý nghĩa do Tuần Triệt hoặc hung tinh … Nhưng dù thế nào ý nghĩa chính vẫn tựu trung bao gồm trong những điểm bao quát trên).

 

Đổi lại đối với đương số, là một dịp may “gỡ gạc”, khi Thân đương số lại ở Quan Lộc với Tuế Phá lại được Nô Bộc sinh nhập. Tuy rằng thế cung Phối có lấn lướt nhưng cũng giảm nhẹ phần nào. Thật vậy Mệnh, Thân cùng một phía, lý thuyết đi đôi với thực hành, còn gì tốt cho bằng ! Đương số khi bắt tay vào việc, do tính tình tế nhị của mình và hành động đả phá, tuy rằng không đạt đến tột đỉnh, hơi muộn màng nhưng cũng đã thành công trên đường đời. Sự thành công này bắt nguồn từ yếu tố bạn bè, người dưới giúp đỡ (Nô Bộc sinh nhập ờ cung Quan). Đây là một điều chứng giải quan niệm vòng Thái Tuế quan trọng nhất với cá tính, nhờ cá tính mà đi đến thành công.

 

2- Mệnh, Thân đồng cung tại Ngọ với Bạch Hổ, Nhị Hợp là Phụ Mẫu ở Mùi, Di ở Tý. (Lá số Hàn Tín_Hàn Tín: sinh ngày 5 tháng 11 năm Giáp Tuất, giờ Ngọ)

 

Đương số là người lời nói đi đôi với việc làm, có nhiều hoài bão to lớn, tính tình lỳ lợm, hành vi cũng không kém phần dũng cảm. Hành động “lòn trôn” trước một tên côn đồ ngoài chợ; đó là một hành động dũng cảm mà chỉ người trí dũng ôm ấp nhiều giấc mộng, đạp đất xé trời mới dám làm. Để từ đó tìm cơ hội cho thời cơ mà dựng nên nghiệp lớn, thái độ và hành động đầy chính nghĩa (dù là ôm ấp có đôi chút vị kỷ do sao Hóa Lộc thủ Mệnh hội cùng Đẩu Quân) đã được bậc đáng là mẹ hiền như bà Phiếu Mẫu hiểu thấu và tận tình bao bọc trong lúc cơ hàn (Được Phụ Mẫu Nhị hợp sinh Nhập cung Mệnh!). Tiếc thay trời đã dành cho Hàn Tín một tài ba hiếm có, mà lại xếp so với thế Thiên Di thua sút (thế Di thuộc Thủy khắc thế Mệnh thuộc Hỏa). Cho nên sinh ra đời là đã gặp hoàn cảnh lắm thử thách rồi, may là THÂN, MỆNH đồng cung mới đủ sức chống chọi để vươn lên với đời. Nhưng rồi chung cuộc vùng vẫy chí anh hùng cho lắm để rồi thất bại với hoàn cảnh (chết về tay bà Lã Hậu).

 

Vai trò vòng Thái Tuế đã được chiêm nghiệm qua MỆNH, THÂN nhưng cần ghi nhận lại cho kỹ trường hợp MỆNH, THÂN cùng nằm trong vòng Thái Tuế. Hay nói một cách khác MỆNH, THÂN đều nằm trong một thế Tam Hợp Mệnh-Tài-Quan.

 

III/ TAM HỢP MỆNH, TÀI, QUAN PHỐI HỢP QUA VÒNG THÁI TUẾ

 

Thế Tam Hợp luôn luôn đóng vị trí chủ yếu trong khoa Tử Vi, thực vậy, từ Tam Hợp kết hợp ra Ngũ cục: thủy, Mộc, Kim, Thổ, Hỏa cục, cho đến các vị trí Tiểu hạn san theo từng Tam Hợp tuổi. Và rõ rệt hơn cả, là thế Tam Hợp Mệnh, Tài, Quan là câu nói đầu tiên của người biết coi Tử Vi. Đó là một bình diện thực hành của yếu tố địa chi trong bốn yếu tố Can, Chi, Tuổi, Mệnh, Cục của hai thành tố Gia tộc và Xã hội, tôi sẽ xin viết rõ hơn trong một loạt bài khác về luật Tam Tài: Thiên, Địa, Nhân của Dịch lý.

Trong lĩnh vực Tâm lý học với vòng Thái Tuế, vai trò Tam hợp cũng rất quan trọng, nó đã cho ta các vị thế để biết bề mặt bề trái của vấn đề. Ở đây Mệnh, Thân đồng vòng Thái Tuế tức đương nhiên ở thế Tam Hợp Mệnh-Tài-Quan. Sự kiện này đặt cho ta một vài dữ kiện phải giải quyết như trường hợp:

  • Thân-Mệnh đồng cung
  • Thân ở Tài hoặc Quan

    A- THÂN MỆNH ĐỒNG CUNG

Tư tưởng cùng hành động đều nhập một, lời nói đi đôi với việc làm. Người Thân Mệnh đồng cung dù với vị thế nào của vòng Thái Tuế cũng vậy, luôn luôn tự tung tự tác, cố phấn đấu với hoàn cảnh. Vì vậy, vòng Thái Tuế trong trường hợp này có ý nghĩa:

  • Trời, qua cha cho hình hài để hồn nhập vào, mẹ cưu mang những nét đặc thù của mỗi cá nhân, đặt để ta trong môi trường nào; kể cả từ lúc mới sinh ra cho tới ngày xuôi đôi tay lìa đời.
  • Hành động tức cái TA lúc nào cũng đối kháng môi trường (hoàn cảnh) sẵn có củ Ta. Người quyết tâm chống lại hoàn cảnh dù bại hay thành.
  • Nếu thế Tam Hợp Mệnh Thân thắng thế Di thì mới hội nhập được sao tốt ở cung Di.

    B- THÂN AN Ở TÀI HOẶC QUAN LỘC

Ở đây cũng cùng thế Tam Hợp về mệnh cũng như về vòng Thái Tuế. Có vị thế đặc biệt cần ghi lại: Nếu thế Tam Hợp Mệnh thua thế cung Di, thì thế Tam Hợp Mệnh hay Thân ở vị thế lấn lên hay chống đối thì mới đủ khả năng hành động vươn mình lên với đời.

Về các điểm này xem các thí dụ thượng dẫn đã nêu, và nên áp dụng một cách linh động trong tương quan biểu kiến và tiềm ẩn thì mới nắm được yếu quyết của vòng Thái Tuế.

 

Thực ra, quan niệm về vòng Thái Tuế qua các mối liên hệ giữa các cung số nói trên được dẫn giải bằng đường lối dung hòa hai quan niệm dùng Dịch Lý trở về nguồn khoa Tử-Vi và khoa học hóa cho dễ diễn đạt thích ứng vào đời sống hiện tại. Triết học hay bất cứ ngành khoa học nào cũng nhằm nêu lên sự hệ thống hóa toàn bộ cũng như cũng có tương quan nhân quả của nó và trong thời đại để được mang sắc thái văn minh, ai ai cũng thích đem danh từ Khoa Học vào để bài bác điều gì họ không thích. Khoa Tử vi cũng chịu chung số phận đó. Không phải vì Tử vi là một môn huyền hặc không có căn bản luân lý vững chắc. Chỉ vì nền văn minh Đông Phương quá cao, chuộng về Đạo, thiên về sự giác ngộ cá nhân, cũng như không có khuynh hướng đại chúng hóa như các ngành Khoa học hiện đại Tử vi có những định luật âm Dương Ngũ hành của Kinh Dịch, nhưng vì chưa được chứng giả đúng mức. Những định luật này không ai có thể bài bác được, vì mới đây Kinh Dịch đã đoạt giải Nobel. Đó là điểm son của sự phục hồi tính cách Khoa Học của nền Triết học Đông Phương. Như vậy, tại sao Tử Vi, một phân bộ trong Kinh Dịch, lại không được ưu đãi đó. Tại vì chúng ta hay tại vì những đàn anh chúng ta quá lơ là hoặc để giữ kín làm của gia bảo. Để rồi, hôm nay, người viết không ngại tài hèn kém cố gắng tìm về nguồn bằng những bước đi ngược lại dấu chân người xưa với âm Dương Ngũ hành, với sự phối hợp của nền Khoa Học mới. Mong rằng sẽ có nhiều bàn tay, khối óc đồng quan điểm (hoặc dù có quan niệm như thế nào) góp vào những suy tư của mình cho vườn hoa Tử Vi thêm rực rỡ.

 

Viết xong tại Sài Gòn ngày 06-12-1974

VI-NHẬT

HẠN TAM TAI


(Kinh nghiệm của cụ Thiên Lương_Trần Việt Sơn thuật)
Mỗi tuổi, mỗi người có 3 năm (trong một loạt 12 năm) gặp hạn Tam Tai. Các hạn có nhiều thứ, nhưng người mà cung Mệnh thuộc những chÍnh tinh nào đó, khi đến hạn gặp những hung tinh phá là gặp hạn xấu. Tuy nhiên, không cứ gặp hạn xấu là bị xấu, mà gặp những sao giải, thì lại không bị xấu nữa. Cho nên, khi nêu lên hạn Tam Tai, không phải cứ đến hạn là gặp xấu, mà còn phải xét xem những cái xấu có bị giải đi hay không.

Cách tÍnh những năm gặp hạn Tam Tai:
Những tuổi Thân, Tý, Thìn: hạn Tam Tai vào các năm Dần, Mão, Thìn.
Những tuổi Tỵ, Dậu, Sửu: hạn Tam Tai vào các năm Hợi, Tý, Sửu
Những tuổi Dần, Ngọ, Tuất: hạn Tam Tai vào các năm Thân, Dậu, Tuất
Những tuổi Hợi, Mão, Mùi: hạn Tam Tai vào các năm Tị, Ngọ, Mùi

Để cho dễ nhớ những năm gặp hạn Tam Tai cho mỗi tuổi, quý bạn chỉ cần nhớ các bộ tam hợp, và phải nhớ cho đúng thứ tự trong mỗi bộ ba (thứ tự đó rất quan trọng). Thế rồi rồi quý bạn trở về các cung địa bàn trên lá số, và cứ lấ ba cung vừa theo chiều thuận đi tới cung cuối của bộ Tam hợp, đó là ba cung mà tên ứng với các năm gặp hạn Tam Tai (không tÍnh trên các cung địa bàn, thì tÍnh trên các đốt ngón tay cũng được).

Tuổi Thân, Tý, Thìn.
Bộ ba Thân, Tý, Thìn: bạn ghi lấy ba cung ngay trước cung Thìn, và ôm cả cung Thìn, đó là ba cung Dần, Mão, Thìn. Vậy ba năm Dần, Mão, Thìn là ba năm gặp hạn Tam Tai của các tuổi Thân, Tý, Thìn. Trong các năm Dần, Mão, Thìn, các tuổi Thân, Tý, Thìn gặp hạn Tam Tai.

Tuổi Tỵ, Dậu, Sửu
Bộ ba Tỵ, Dậu, Sửu: cung chót của bộ ba tam hợp là Sửu, vậy bạn ghi lấy ba cung liền trước cung Sửu và kể luôn cả Sửu đó là ba cung Hợi, Tý, Sửu. Ba năm Hợi, Tý, Sửu là ba năm hạn Tam Tai của các tuổi Tỵ, Dậu, Sửu.

Tuổi Dần, Ngọ, Tuất
Cung chót của bộ tam hợp đó là Tuất. Ba cung liền trước Tuất và kể cả Tuất, là Thân, Dậu, Tuất. Thân-Dậu-Tuất là ba năm gặp hạn Tam Tai của các tuổi Dần, Ngọ, Tuất.

Tuổi Hợi, Mão, Mùi
Ba cung chốt liền trước Mùi, và kể cả Mùi, là Tị, Ngọ, Mùi. Tị-Ngọ-Mùi là ba năm gặp hạn Tam Tai của các tuổi Hợi, Mão, Mùi.

Gặp hạn Tam Tai là thế nào?
Không phải Tam Tai là ba loại tai nạn trong kinh Phật. Nói gọi gặp hạn Tam Tai là làm ăn thất bại, hoặc nhẹ ra thì làm ăn khó khăn. Sự làm ăn khó khăn hay thất bại bao gồm đủ các yếu tố làm cho thất bại, có thể ốm đau mà sanh thất bại.
(Chúng tôi đã được dự kiến cụ Thiên Lương xem lá số cho một ông và bảo là làm ăn khó khăn hoặc thất bại. Ống đó thởi phào một cái và nói: Tôi coi số đã nhiều mà có những người bảo tôi làm ăn năm đó tấn phát bởi vì đại vận, tiểu vận đều tốt cả; tôi đã dốc tiền ra làm ăn mà rồi mất cả, đến bây giờ mới thấy một cụ bảo rằng tôi làm ăn thất bại vào năm đó. Tôi tiếc không được gặp cụ sớm. Nhưng tại sao cụ lại bảo rằng năm đó tôi làm ăn thất bại?. Cụ Thiên Lương đã phân tÍch hạn Tam Tai mà ông nọ gặp. Tuy là vận tốt, nhưng gặp hạn Tam Tai thì cũng có giảm. Huống chi vận của ông chỉ tốt vừa phải, hoặc trung bình, thì hạn Tam Tai nó gây cho ông nhiều khó khăn).

ĐÀN ÔNG SỢ VỢ GẶP NHỮNG CÁCH NÀO TRONG TỬ VI?


Trong cuộc sống hàng ngày có thể nói vấn đề “sợ vợ” thường được đề cập tới, bất luận đối với giới nào. Vì vậy, trong lĩnh vực tử-vi, tôi cũng muốn nêu vấn đề này ra và mong sẽ ”mua vui” được cho quý bạn trong dịp tất niên, đồng thời tôi cũng xin cáo lỗi trước với bạn nào tình cờ nằm trong trường hợp điển hình mà tôi nêu ra dưới đây, vì sự trùng hợp rất dễ xảy ra trên phương diện lý thuyết tử-vi.

 

Tôi còn nhớ hồi mới học Tử-Vi, mỗi khi ông này, ông nọ hỏi tôi xem lá số có biết nổi thế nào là người chồng sợ vợ hay không ?, thì tôi chỉ cần vài giây đồng hồ là khẳng định liền, một cách rất ư là tự tin, vì tôi cho rằng khía cạnh đó dễ ợt, cứ việc xem cung Thê có Hóa Quyền hoặc Tướng Ấn hay không hoặc “Thân” có cư Thê và có Thái âm tọa thủ hay không .v.v.v. Thật là đơn giản và rõ rệt như hai với hai là bốn. Và khổ một nỗi là rất nhiều lần trúng, nên tôi càng hãnh diện về sự hiểu biết tử-vi của mình, nhưng đôi ba lần bị sai trật hẳn mặc dầu giờ sinh trúng thì đâm ra ấm ức chẳng biết giải thích làm sao. Về sau tôi có gặp được vài vị cao thâm tử-vi chỉ dẫn khá kỹ càng về khía cạnh đoán “sợ vợ”, khiến cho tôi như bừng tình giấc mơ và cảm thấy hổ thẹn về khả năng tử-vi của mình. Bây giờ tôi xin cố gắng tổng hợp lại những điều đã học được cùng những kinh nghiệm riêng của tôi, để giúp quý bạn có một ý niệm chính xác hơn về vấn đề nêu trên, và tôi tạm chia bài này làm hai phần:

 

1- CUNG MỆNH Và CUNG THÊ TƯƠNG ĐỒNG

 

Trước hết tôi cần phải nói rằng, bao giờ ta cũng phải so sánh thật kỹ lưỡng và tỉ mỉ hai cung Mệnh và Thê, chứ không thể xét đơn thuần một cung Thê để xem có sự chênh lệch hay tương đồng. Trong mục này tôi bàn riêng về hai cung tương đồng, phần hai dành cho trường hợp hai cung chênh lệch.

 

Chắc quý bạn thắc mắc không biết làm sao phân biệt được tương đồng hay không vì các yếu tố tử-vi rất uyển chuyển chứ đâu có rõ rệt và cố định. Thực ra điểm này rất tương đối, nghĩa là quý bạn cứ tạm cho các sao cùng một nhóm đều tương đương với nhau hoặc nhóm này tương đương với nhóm khác. Tỷ dụ như Nhóm Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương cùng có một “năng lực” như nhau hoặc nhóm Cự Nhật có thể sánh với Phủ Tướng .v.v.. Trường hợp cung Mệnh và cung Thê cùng Vô chính diệu thì các trung tinh và bàng tinh sẽ đóng vai trò chủ yếu mặc dầu chính tinh của cung xung chiếu vẫn gây ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp. Tỷ dụ như một cung có Khôi Việt, còn cung kia có Hóa Khoa, Thai Tọa thì tạm coi là tương đồng.

 

Khi nhận định được yếu tố tương đồng rồi ắt là ta có khái niệm về “cán cân lực lượng” của đôi bên nhưng đừng vội cho như thế là hai vợ chồng chẳng ai bắt nạt được ai vì còn cần xét thêm như sau :

 

– Nếu “hành” bản mạng (của chồng) tương hòa với chính tinh tại cung Thê thì không có sự lấn át với nhau, nhưng nếu khắc chính tinh hoặc được “hành” của chính tinh sinh thì người chồng trội hơn vợ. Còn trường hợp sinh chính tinh thì chồng phải “o bế” vợ khiến cho vợ làm tàng, nhưng không thua thiệt bằng trường hợp chính tinh khắc bản mạng.

 

– Sau khi xét đến “hành” sinh khắc phải để ý xem cung nào (Mệnh hoặc Thê) có nhiều sao phú và quyền quý hơn, nhất là khi các cung này vô chính diệu. Tỷ dụ như Mệnh có Tử-Sát hội Hóa Khoa trong khi cung Thê có Phủ Tướng (tức là tương đương với Tử-Sát) mà lại thêm Song Lộc, Long Phượng, Thai, Tọa thì người vợ cao sang, giàu có hơn chồng, hoặc xuất thân từ một gia đình quyền qúy hơn gia đình nhà chồng, như thế là có yếu tố lấn áp chồng. Đấy là tôi chưa kể đến sao Hóa Quyền là sao biểu lộ rõ rệt sự đàn áp (thuộc phần 2 bàn về sự chênh lệch mạnh mẽ mà tôi sẽ nói sau).

 

– Sau nữa phải lưu ý đến các sao tháo vát, thông minh, lanh lẹ dồn vào cung nào. Tỷ dụ như Khôi Việt, Xương, Khúc, Quang, Quý, Hồng, Hỷ đều hội chiếu vào cung Thê thì cung Mệnh phải chịu lép, dù cho chính tinh của hai cung tương đồng.

 

– Sau hết ta còn phải phối hợp với Đại hạn. Sở dĩ không xét đến Tiểu hạn là vì một năm chưa đủ để thay đổi phong độ của một người, chẳng lẽ năm trước ta đang sợ vợ mà năm sau lại dám bắt nạt vợ hay sao ? Còn Đại hạn 10 năm là một giai đoạn có thể làm đảo lộn từ thể chất tinh thần một người. Do đó ta mới cần kết hợp với Đại hạn thật tốt và thật phù hợp với Mệnh tức là đời người đó “lên hương” mạnh khiến cho vợ phải kiêng nể, kính mến, nhưng nếu Đại hạn tuy tốt mà không phù hợp với mệnh lại “ăn khớp” với cung Thê thì đó là môi trường thuận lợi cho vợ lên mặt.

 

Ví dụ: Mệnh có Cự Nhật và cung Thê có Đồng âm mà gặp Đại hạn có Cơ Lương (Thìn-Tuất) hội Quyền Lộc thì chỉ lợi cho Thê vì Cơ Lương ưa nhóm Đồng âm hơn Cự Nhật và kéo theo cả Quyền Lộc. Do đó Đại hạn tuy tốt mà không phù hợp với Mệnh, thành ra vợ có cơ hội trội hơn chồng.

 

Qua những điểm phân tích trên đây, quý bạn hẳn nhận thấy rằng có nhiều người chẳng thấy gì là sợ vợ qua lá số của họ mà trên thực tế họ đúng là hạng “râu quặp”, đó chẳng qua là quý bạn không cân nhắc kỹ lưỡng mà thôi. Và ngay cả khi quý bạn kết hợp tỷ mỉ nhưng máy móc quá; cũng vấn có thể sai lầm. Ví dụ như khi thấy cung Thê có chính tinh tương đồng với cung Mệnh mà lại hội nhiều sao quyền quý, nếu bạn kết luận ngay là chồng sợ vợ cũng có trường hợp chẳng đúng; vì nếu có thêm các sao hiền thục như Tràng Sinh, Đế Vượng, Quan Phúc thì chừng đó người vợ tuy cao sang, quyền quý nhưng nhất mực phục tòng chồng, chẳng khi nào dám khinh khi chồng. Cái khó khăn là ở chỗ thêm bớt, kết hợp cho tinh vi và uyển chuyển.

 

Tuy nhiên, nói chung khi trúng vào mục 1 này, qúy bạn có thể nắm được yếu tố tiên khởi là không có sự lấn áp mạnh mẽ giữa hai bên. Do đó, sau khi “gia giảm” theo các tiêu chí mà tôi đã nêu ra ở trên , qúy bạn có thể kết luận là khía cạnh “sợ vợ” ngược lại chỉ là “nể nang” mà thôi nếu có thêm yếu tố chứng minh liên hệ.

 

2- CUNG MỆNH Và CUNG THÊ CHÊNH LỆCH

 

Phần này mới đích thực là phần quan trọng vì vấn đề sợ vợ hay không ? sẽ nổi bật trong lá số, nhưng chính cũng vì thế mới dễ lầm và khó đoán. Tôi không muốn nói là luôn luôn phải đoán trái ngược lại, nhưng ta phải cận thận vì có trường hợp không ứng nghiệm chút nào. Về phần nguyên tắc cũng tương tự như phần 1, nhưng về phần thực hành khó hơn nhiều. Do đó tôi thấy cần đưa ra nhiều ví dụ điển hình để quý bạn giải đoán linh động và uyển chuyển hơn.

 

– Nếu bình thường Mệnh có Thiên Phủ gặp Tuần Triệt án ngữ mà cung Thê có Liêm Phá chẳng hạn thì phải nói rằng sự chênh lệch qúa rõ ràng, vì Thiên Phủ hiền lành bao nhiêu thì Liêm Phá dữ dằn bấy nhiêu. Do đó khi không có yếu tố gì khác chế hóa ta có thể kết luận là chồng sợ vợ tuyệt đối, chẳng cần có Hóa Quyền hay Tướng Ấn cư Thê. Nhưng nếu trong trường hợp này, Mệnh không bị Tuần Triệt án ngữ và lại có thêm Hóa Khoa, Xương Khúc, Tả, Hữu, Thai, Tọa, Song Lộc, Đào Hồng thì đừng vội kết tội người chồng sợ vợ, vì khi ấy người chồng hội đủ mọi “phương tiện” để bắt vợ vào khuôn phép một cách rất tinh vi, khoa học và tế nhị. Người vợ khi đó trái lại chỉ hùng hục làm việc tay chân cả ngày để phục vụ chồng vì Liêm-Phá đã chuyển hướng từ miệng la hét qua làm lụng bằng chân tay. Trường hợp này nếu cung Thê có thêm Tướng Ấn cũng chẳng sao, có khi còn tăng thêm hiệu lực quán xuyến nội trợ, để cho chồng được hưởng thụ mà thôi. Vì dù sao Thiên phủ cũng chủ về bề thế, thanh nhàn và hưởng thụ.

 

– Nếu Mệnh vô chính diệu (thường bị coi là yếu mềm nhu nhươc) và cung Thê có Tử-Sát chẳng hạn, lại hội thêm Tướng-Ấn, Hóa Khoa, Long Phượng, Hổ, Cái, Quang, Qúy, Lộc, Mã ai thấy mà chẳng đoán là vợ nắm quyền hoàn toàn, thế mà vẫn có trường hợp không ứng nghiệm; là vì khi cung Mệnh có Tang Hổ, Tả Hữu, Thai Tọa, Thanh Long, Mộc Dục chẳng hạn, thì cung Thê khi đó gần như bị vô hiệu hóa về khía cạnh bắt nạt chồng. Tại sao vậy ?. Vì các sao Tang Hổ tuy chỉ là sao ưu tư phiền muộn theo nghĩa bình thường nhưng thực ra cũng chủ về uy lực tiềm tàng hoặc gián tiếp, chủ về óc cách mạng (canh tân, đổi mới …), quật cường, như thế đâu có chịu nhục nhã, kiềm chế. Thêm vào đó có bộ Thai Tọa còn chủ về tư cách, bề thế, chững chạc đâu có để cho tự ái bị va chạm mạnh mẽ. Ngoài ra, Thai Tọa còn chủ về thích an nhàn nên thường cho vợ quán xuyến mọi việc (ứng vào Tướng-Ấn) để mình lo việc khác có tính cách “đàn ông” hơn. Còn Thanh-Long hội Tả Hữu chủ về ăn nói khéo léo, lý luận vững vàng tháo vát xoay xở thì làm gì mà không thuyết phục nổi vợ khi vợ muốn lấn áp, nhất là khi có sao Mộc Dục hội với sao Thanh Long là cách “thừa vạn phái dĩ thanh quang” (nghĩa là có tiếng thơm) chứng tỏ được người đời thán phục, hàng xóm làng giềng khen ngợi, như thế không có lẽ lại “râu quặp” để mang tai mang tiếng nhục nhã ?. Do đó bao nhiêu cái trội ở cung Thê chỉ là để phục vụ đắc lực cho chồng hưởng thụ thanh nhàn; nếu đôi khi những sao “hách” muốn hoạt động thì chừng đó người vợ chỉ lộ ra với người khác mà thôi.

 

– Thường thường ai cũng ngán cung Thê có Hóa Quyền, Tướng Ấn, Kình hoặc Đà vì như thế dễ bị vợ sai khiến, áp đảo dễ dàng, nhưng yếu tố này này cũng chưa hẳn tuyệt đối nếu cung Mệnh có những yếu tố chi phối nổi các sao đó, tỷ dụ như có Liêm Sát hội Khôi Việt, Tả Hữu, Thanh Long, Song Lộc thì những sao trên sẽ phục tùng hoàn toàn. Nhưng trong trường hợp này còn phải dựa thêm vào Đại hạn tốt cho cung Mệnh (như đã bàn ở phần 1) thì mới chắc ăn vì cung Thê có “lực lượng” quá hùng hậu không dễ gì áp đảo được mạnh mẽ.

 

– Trong một vài sách Tử-Vi có nêu ra trường hợp “Thân” cư Thê có Thái âm tọa thủ là sợ vợ. Nếu cứ áp dụng như thế rất dễ bị sai lầm vì tôi có xem nhiều lá số có trường hợp đó mà chẳng hề sợ vợ chút nào, trái lại còn được vợ chiều chuộng hết mình. Sở dĩ “công thức” trên không ứng nghiệm vì có những yếu tố khác chế hóa mạnh mẽ : Bình thường “Thân” cư Thê tức là phải nương nhờ vợ, nhất là khi có Thái âm tọa thủ (vì sao này chủ về vợ mà đóng đúng tại cung Thê thì không khác gì cá gặp nước, rồng gặp mây tha hồ thao túng, hoạt động), nhưng khi cung Thê có Quan, Phúc, Tràng Sinh, Đế Vượng, bộ Tứ Đức, Long Phượng, Quang Quý … thì người vợ khi đó nai lưng ra mà phục vụ chồng, yêu thương chồng, còn người chồng chỉ vui chơi suốt ngày, chẳng phải quan tâm đến chuyện sinh kế hằng ngày, nhất là khi cung Mệnh có những sao thành nhàn bề thế (như Thai Tọa, Hỷ Thần, Phong Cáo, Thai Phụ …) và cung Phúc Đức tốt có yếu tố thụ hưởng (như Lộc Tồn, Hóa Lộc, Thanh Long … ). Rất có thể trước nhãn quan của thiên hạ người chồng trong trường hợp này bị coi là nhu nhược, hèn hạ vì ăn bám vợ nhưng thực sự thì không có vấn đề “sợ vợ”. Lẽ dĩ nhiên nếu cung Mệnh và Phúc đều xấu và cung Thê lại thêm Hóa Quyền, Kình, Đà chẳng hạn thì khi đó người chồng thực là bất hạnh vì hoàn toàn nô lệ vợ, có khi bị vợ coi như kẻ ăn người ở ….

 

– Những thí dụ trên đây cho thấy có yếu tố sợ vợ mà vẫn không ứng nghiệm vì đó là yếu tố “nổi” đã bị yếu tố “chìm” làm mất hiệu lực. Ngược lại cũng vậy, nhiều khi thấy cung Mệnh mạnh hơn cung Thê gấp bội mà vẫn chịu thua vợ. Tỷ dụ như Mệnh có Liêm-Tham (Tị hoặc Hợi) hội Hóa Quyền mà cung Thê có Thiên Phủ gặp Tuần thì đúng là chồng bắt nạt vợ tuyệt đối, nhưng khi cung Thê không bị Tuần án ngữ thì Thiên Phủ lấy lại được năng lực bình thường của một chính tinh “đầu đàn” đủ sức làm cho Liêm-Tham nể vì, nhất là khi có thêm Tả, Hữu, Xương, Khúc, Quang, Quý, Hình, Hổ, Song Lộc thì người chồng khó lòng mặt được, nếu có tức khí la hét được vài tiếng thì cũng chùn bước trước cách cư xử và thái độ khéo léo, tế nhị nhưng đầy uy nghi của người vợ. Thực tế, nếu quý bạn xét kỹ lưỡng các sao phụ trên thì thấy nguyên Song Lộc (cách của Lã Hậu) (Lã Hậu sinh năm Giáp Dần ngày 7 tháng 3 giờ Dần) cũng đủ quyền hành áp đảo người chồng, huống chi lại có thêm Tả Hữu, Xương Khúc, Quang Qúy là các sao khôn khéo, bặt thiệp cộng thêm Hình Hổ là các sao tăng cường hiệu lực của lời nói cũng như hành động, trong khi đó Liêm-Tham của của chồng chủ về “hữu dõng vô mưu” đâu có đủ sâu sắc mà đương đầu lại nổi.

 

Về phần hai này, nói chung phải luôn chấp nhận rằng ít khi có trường hợp ứng nghiệm trái ngược. Do đó qúy bạn cần hiểu là những thí dụ tôi nêu ra trên đây đều là ngoại lệ, và tôi mong qúy bạn không có người nào gặp trường hợp cung Thê hoặc cung Phu qúa trội để khỏi phải mất công tìm kiếm những yếu tố khác chế hóa đi.

 

Tôi ước mong bài trên đây có thể giúp được quý bạn phái nam nhận ra được phần nào năng lực của mình đối với người bạn đời để liệu cách “đối phó” hoặc điều chỉnh cách sống làm sao cho gia đình được êm ấm thuận hòa. Còn đối với quý bạn phái nữ, tôi chắc quý bạn sẽ sáng suốt hơn khi nhận định về người chồng của mình và sẽ không tìm cách bắt nạt hoặc lấn quyền một cách bừa bãi và mù quáng để hạnh phúc lứa đôi khỏi bị xáo trộn.

NHỮNG CÁCH Ở CUNG GIẢI ÁCH


Gặp những tai Ách, bệnh tật, phải xét đó là vì những sao hãm.
Nhưng gặp một cÁch xấu, chưa phải hẳn xấu, còn phải xét những sao giải. Có sao giải tốt, thì cÁi xấu giảm hẳn đi.
Giải Ách có Tuần, Triệt thì cÁc tai vạ được triết giảm.
Có Thiên không, là không bệnh, không tai vạ
Có Ân Quang, Thiên Quý, là được giải nguy. Có Long Đức, Phúc đức, được trừ hung. Có song Lộc, dễ khỏi.
Giải Ách mà lắm sao tốt về công danh, tiền tài, thì cÁc cung công danh, tiền tài, tất nhiên thiệt cÁc sao đó. Có nghĩa là khổ dài dài…

A, B

Ấn, Tướng, Khúc, Xương, Long: Khổ dài dài
Phượng, Khoa Quyền, Lộc Mã: Tốt, Gặp thầy, giải hung
Ân quang, Thiên quý (ở Sửu Mùi): Tốt, Gặp thầy, giải hung
Bệnh (1 hay 2 sao Bệnh): Hay đau ốm
Bạch hổ, Diêu: Bị thú cắn (đời nay: bị xe gắn mÁy…cắn)
Bạch, Kị: Đẻ bị nguy hiểm
Bệnh phù, Hình: Phong đàm
Bệnh, Tang: Sức không đều, đau vặt
Binh, Hình: Nói ngọng chút ít
Bệnh, Diêu, Đà, Tuế: Ngọng nhiều.
Binh, Hình, Việt (búa trời): Thắt cổ
Binh, Hình, Hỏa, Linh, Việt: Bị điện giật chết, bị sét đÁnh.

C

CÁi, Dương, Đà: Lên đậu (trÁi), sởi (Ban đỏ)
Cô, Quả: Đến hạn, bị tả lị
Cơ, Cự, Giải: Tê thấp
Cơ, Kiếp sÁt, Hình: Tì vết
Cơ, Đà, Hình: Què chÂn, gẫy tay
Cơ, Lương (hãm): Nạn sông nước
Cơ, Hỏa tinh: Bị chuyện ma quÁi
Cơ, Vũ khúc: Phong đàm
Cơ, Hư, Khốc: Ho, ho lao
CÁo, Thai phụ ở Ách: Vô vị
Cự (miếu): Tứ chi khÁ
Cự (hãm): Tứ chi hoặc mặt có tì vết
Cự, Đồng (la võng): Đến hạn, chết đuối
Cự, Kị : Đến hạn, chết đuối hụt
Cự, Không Kiếp: Chết đuối
Cự Liêm Nhật Nguyệt (cùng hãm): Ốm đau vặt
Cự, Liêm: Gầy còm
Cơ Lương (La Võng): Thọ
Cơ, Hỏa, Linh: Phòng lửa, nước sôi

D

Diêu, Hình: ít ốm
Diêu ở Giải Ách: Bệnh hoa liễu
Diêu, Hình, Không, Kiếp: Bị bệnh hoa liễu
Diêu, Hình, Đẩu: Bị mộng tinh
Diêu, Vũ khúc: Tê thấp
Diêu, Kị, Hổ: Bị chó dại cắn
Diêu, Kị, Lang: Bị chết đuối
Diêu, Hình, Liêm, Tham (Tị Hợi) thêm Kị: Thắt cổ chết
Diêu, Kị, ToÁi, Việt, Vũ: CÂm
Dương, Đà, Hỏa, Không, Kiếp: Thắt cổ chết
Dương Đà: Điếc, bụng đau
Dương Kị: Tê liệt chÂn
Dương ngộ Đẩu: Bị vật nhọn đÂm
Dương, Mã hay Hổ (như Đà, Mã hay Hổ): Tứ chi có tì vết
Dương ở Ngọ, Ách có Kị: Uống phải chất độc chết
Dương, Không, Kiếp: Tự tử
Dương, Đà, Liêm, Không, Kiếp: Tự tử
Dương, Đà, Thất: Trĩ, lở
Dương, Kị, Điếu, Tang: Tự tử
Dương, Hỏa: Nhức đầu
Dương, Tuế: Điên, nói lảm nhảm
Dương ngộ Thai: Đa ngôn
Dương, Đà, Không, Kiếp: Lao hạch, tự tử
Dương, Đà, Kiếp sÁt: Vật nhọn đÂm
Dương, Hổ, Quan phù: Đi đầy
Dương Đà Hình Kị: Tì thương
Dương, Đà Nhật Nguyệt hãm: Bị vạ
Dương, Đà, Mã: ĐÁnh đông dẹp bắc (long đong)
Dục (Mộc dục): Hay tê thấp

Đ

Đà cư Ách: Hay đau mắt
Đà, Mã (hay Hổ): Tì vết ở tứ chi
Đà, Kị ở Ách: Có mục tật
Đà, Kị, Việt: Liệt tay, tì vết ở tay
Đà, Kị, Kiếp SÁt: Tật ở mắt
Đà, Kị Nhật Nguyệt (hãm): Lòa (hư mắt)
Đào, Địa kiếp (cùng hãm): Điên mà chết
Đẩu, Phục: Vật nhọn đÂm
Đào, Hồng (miếu, vượng): Bệnh dễ khỏi
Điếu, Tang, Kị: Tự sÁt
Đồng, (Đồng Lương) : Phong, nóng lạnh

H

Hao (nhị Hao) Mộc, Kị và 1 Ác tinh: Bị mổ (giải phẫu)
Hao, Hao: ít đau vặt
Hình, Khôi (không cÁt tinh): Mục tật, đau mắt.

5]Chết vì gươm giÁo

Hình Kị Liêm PhÁ: Điên hay đau mắt
Hình (Kị) Thất: Tù ngục
Hình, Phù (Bệnh phù): Bệnh khó chữa (như cùi)
Hỏa, Linh: Nhức đầu, đau đầu
Hỏa, Linh, Mã, Tang: Lao
Hỏa, Không, Kiếp, Liêm: Cổ bị ngạt, khó thở
Hỏa, Linh, Mộc hay Long trì: Chết bất ngờ
Hỏa, Linh, Kình, Đà: Nhức đầu
Hỏa, Linh, Thất: Phong sang
Hóa (tam Hóa): Ốm vặt, dễ khỏi
Hổ, Lang (Dần, Tuất): Ác thú cắn
Hổ, Quan phù, Thất: Đi đầy, tù đầy
Hư, Khốc, Mã, Tang: Lao
Hữu, Tả, Tử, Phủ: Bệnh mau khỏi
Hổ, Kị, Thai: Sanh đẻ mà chết

K

Kị ngộ Thanh Long: Chết đuối
Kị, Lương, Tham: Vật nặng đè
Kị ngộ Thiên không: Ngộ độc, lở
Không, Kiếp: Xấu mÁu, ốm vặt
Không, Kiếp, Mã, Tang (hãm): Giang mai (hoa liễu)
Không, Kiếp, Hình, Diêu (hãm): Lậu (hoa liễu)
Không, Kiếp, Liêm, Tham (Dần, ThÂn): Phòng giÂy oan (tự Ái)
Kiếp (địa kiếp), Mộc hay Trì: Chết đuối
Kiếp, SÁt, ToÁi: 2 sÁt Bị thương mà chết
Kị, Liêm, Tham: Ngộ độc mà chết

L

Long trì, Mộc: Chết đuối hụt
Long, Phượng, Cự, Kị: Chết đuối hụt
Long (2 Long), Nhật hay Nguyệt hãm: Chết đuối hụt
Lộc (song Lộc): Dễ khỏi
Lộc, Mã (Mã khốc): Hay đau vặt
Long đức, Phúc đức: Trừ hung
Liêm, Tham tại Tị, Hợi: Tù tội
Liêm, PhÁ quÂn: Tù tội
Điếu, Tang ở Mão, Dậu: Tê thấp, ngã cÂy
Long (Thanh Long): ít ốm, nhiều may
Long, Phượng, Kị: Chết đuối
Không, Kiếp: Hay đau nhưng lâu mới chết (có tướng chế ngự không sao)
M-N

Mã, Khốc, KhÁch: Ốm vặt
Mã, Tràng sinh: Ốm vặt, dễ khỏi
Nhật, Nguyệt hãm: Mắt đau kinh niên
Nhật, Kị, gặp Tuần Triệt: Giảm đau
Nguyệt, Kị gặp Tuần Triệt: Giảm đau
Nhật, Nguyệt, Diêu, Kị: Bị mù
Nhật, Nguyệt, Không, Kiếp mà Mệnh bị Đà, Kị: Cũng mù
Nhật hay Nguyệt gặp Diêu, Kị: Chột mắt
Nhật, Nguyệt, Đà: Đau mắt
Nhật, Nguyệt, Đà, Kị : Hay bị đau
Nguyệt (miếu hay hãm): Bụng đau ít hay nhiều
Nguyệt, Đà, Kiếp sÁt: Đau bụng
Nguyệt, Kị, Kiếp sÁt: Mắt có tì vết
Nhật, Nguyệt đồng cung: Người gầy ốm
Nhật, Nguyệt hãm mà mệnh có 1 Không: Kém mắt
Nhật Nguyệt ngộ Kị mà Mệnh có Không, Kiếp: Mù
Nhật Nguyệt Kị hay Nhật Nguyệt Đà: Cận thị, viễn thị
Nhật, Hỏa: Nhức đầu

CÁC VẦN

Thất: Tê thấp
Thất, Phù, Hổ: Tù đầy
Quyền (miếu) ở Ách: Vô vị (vô ích)
Quyền (hãm) ở Ách: Có lợi cho cung quan
Tử, Phủ: Giải nạn
Thiên tướng: Bệnh lở

1001 CHUYỆN TỬ VI


ĐÀO HOA NGỘ SAO THAI … CÓ DẮT TRAI VÀO NHÀ
MẠNG VÔ CHÍNH DIỆU TU HAY KHÔNG TU?
NGỒI TRÊN ĐỐNG BẠC MÀ VẪN CHẾT ĐÓI NHƯ THƯỜNG
ÁC TINH ĐÁNG SỢ NHƯNG CŨNG ĐÁNG QUÝ

HÒANG HẠC

LTS Dưới đây là mộ số câu chuyện ngắn ngắn của cụ Hòang Hạc về Tử Vi, nhưng chuyện lý thú, lạ và có ích. Cụ Hòang Hạc vừa làm một số nhận xét, vừa kể những câu chyện có thật về Tử Vi. Thời gian của các câu chuyện được xác định, có thể là khi cụ Hòang Hạc còn trẻ, có thể là mới xảy ra gần đây. Nhưng chắc chắn bạn đọc cũng nghĩ rằng thời gian của các việc không cần thiết lắm.

Nghề coi số bạc bẽo

Xem Tử Vi, cũng còn có nhiều tay giải, trong đó có một số là những nhà học giả. Tôi biết nhiều nhà học giả cừ khôi rất sành Tử Vi, nhưng các ông này dấu tài thật kỹ. Chỉ khi nào họ biết mình đứng đắn, họ mới nói chuyện với mình về Tử Vi thôi. Các ông này không thích cho ai biết tài, lại cũng không thích coi cho ai. Họ nghiên cứu và vui trong công việc nghiên cứu của họ, coi cho con cái, bạn bè chí thân mà thôi, vì coi số là một cái việc làm … bạc bão lắm.

Nói tốt thì người ta thích, nhưng không tốt mà bảo tốt sao được. Lợi lộc gì mà đi nói láo! Nhưng nói thẳng thì đâu nỡ.

Sao Thai mà ngộ Đào Hoa

Một người kia có người giới thiệu, đến nhà một người bạn tôi, mượn coi số Tử Vi đã làm sẵn. Bạn tôi coi một hồi, trao tôi xem và nói.

– Anh đóan dùm tôi đi! Tôi coi không nổi.

Tôi xem qua chẳng thấy gì là khó. Mới hỏ:

– Khó khổ nào?
– Ậy, cứ coi đi, rồi tự tiện mà giải đóan dùm.

Tôi bảo:

– Thì anh đóan đi. Bà chị đây cậy anh mà. Tôi thì đóan ẩu, vì học lăng nhăng.

Bạn tôi nhấp nháy tôi, bảo:

– Thôi anh cứ đóan đi

Tôi hiểu ý, bèn chỉ vào sao Thai và Đào Hoa ở tại mạng, cười hỏi:

– Đóan sao cha nội?
– Thì cứ nói? Có sao? (nhưng hỏi vậy mà anh ta nháy mắt láy tôi một cái).

Tôi ngụ ý bèn nói:

– Có cái này không mấy tốt, bà chị tha lỗi thì mới dám nói:
– Dạ, không sao cả ạ,
– Bà chị coi chừng, đàn ông nó thấy bà chị nó hay để ý lắm. Phải coi chừng vì số đào hoa mà.
– Nghĩa là gì sao gọi là số đào hoa?
– Nghĩa là ai thấy cũng thương. Bời vậy mà khổ, và coi chừng hay mang tiếng. Người ta thấy bà chị vui vẻ, tưởng bà chị không đứng đắn nên hay true ghẹo và nói xấu.
– Đúng quá í, họ nói xấu tôi, tôi cứ bị mang tiếng mãi. Chứ tôi đứng đán lắm.
– Nhưng bà chị nhẹ dạ lắm. Hay tin là vì thật thà, tưởng ai cũng thật như mình, mà thiên hạ thì quỷ quyệt lắm

Tùy cái “Đào Hoa mà ngộ sao Thai”

Bà ấy nghe liền phân bua với bạn tôi:

– Ông này là ai mà đóan hay hết sức. Đúng phong phóc.

Rồi tới chừng bà ra về, dĩ nhiên bà hết sức cảm ơn.

Bạn tôi nói

– Tôi ghét không them nói. Muốn mắng con mẹ vài tiếng cho bỏ ghét. Ngại mết lòng cũng chỗ quen lớn.

Tôi cãi

– Anh nói sai, bà ấy có gì mà đáng ghét?
– Con mẹ ấy dâm dật số dách. Còn gì nữa! Đào Hoa mà ngộ sao Thai, chồng vừa đi khỏi rước trai vô nhà!
– Không anh quên rằng bà này đâu đến nỗi. Là vì còn có sao Lộc Tồn thủ mạng, thì đã biến thể sao Đào Hoa thành vị sao đa cảm, đa tình thôi, chứ đâu phải còn dâm đãng? Anh lầm rồi.

Sao Lộc Tồn trong Tử Vi lạ lung lắm, nó có 2 tánh chất: Phúc tinh hay Lộc tinh. Nó lại cũng có công dụng là sao thanh cao gọi là “chân nhân chi tú” và nó biến tất cả những tính cách dâm đãng của các sao Đào Hoa và Hồng Loan. Tôi từng xem Tử Vi cho một người đàn bà đứng đắn lắm (một vị nữ giáo sư) vậy mà lá số tử vi có Đào Hoa và sao Thai thủ mạng lại có thêm Lộc Tồn

Anh bạn bảo:
– Lạ nhỉ để tôi kiếm lại

Mệnh Vô chính diệu: tại sao không tu?

Có nhiều người quen thân hỏi tôi về việc cãi số. Tôi đã nói về vụ đó nhiều, nhưng vẫn chưa hết hẳn. Đúng thật là cái sự xem lá số để cãi số quý hơn là để cam phận một cách thụ động để cần phú quý mà thôi.

Việc ấy rất đúng. Và về việc này, tôi có sẵn một tập hồ sơ về các vị tu sĩ. Các tu sĩ là nhhững con người dám đổi số, tin rằng “Có Trời mà cũng có Ta”, bằng không họ không bao giờ dám nghĩ đến việc tu. Vì “tu’ là gì, nếu không phải là “sửa đổi”, bồi cái hay, bỏ cái dở.

Có bạn yêu cầu tôi viết thường thường nhhững câu chuyện vui vui hơn là đi sâu các vấn đề Tử Vi mà chỉ có những bạn hiểu sâu về Tử Vi thì mới hiểu nổi. tôi cũng thông cảm như thế, nhưng để dung hòa câu chuyện vừa vui mà không kém phần nghiêm trang hơn, tôi xin kể một vị tu sĩ leo rào.

Có một tu sĩ hỏi tôi:

– Từ nhỏ đến lớn tôi thích đạo đức, nhưng mạng Vô Chính Diệu có đi tu được không?

Mạng Vô Chính Diệu tức là cung mạng không có chính tinh. Khoa đóan Tử Vi thông thường cho rằng mạng Vô chính diệu là con người hay thay đổi: nếu thêm Tam Không, Nhị Không (tức các sao Tuần Không, Địa Không, Triệt Không) thì phú quý khả kỳ (phú quý một thời mà thôi)

Nếu không có Nhị Không, Tam Không, cũng phải có nhiều cặp sao tốt.

Tôi nói:

– Mạng Vô chính diệu sao lại không tu? Dù là ông bạn đắc Nhị Không hay Tam Không, rồi thì phú quý, công danh chỉ nhhư phù vân. Đợi đến kinh nghiệm bản thân thì không còn thời giờ. Nhưng có điều này, Mạng ngộ Kình Dương lạc hãm, e rằng ông bạn cứng đầu quá. Mà người có mạng Vô chính diệu, muốn đi tu hay làm gì cho thành công, phải có người dẫn đạo, anh cần quy y và phải tìm ông thầy nào thật phúc hậu dìu dắt mới đặng. Đó là việc khó cho anh, vì anh có tánh tự phụ thái quá.
– Làm sao tìm thầy?
– Cái đó khó. Cần phải tìm thầy, nhưng rồi phải đi xa thầy đó.
– Tôi không hiểu

Cần chú ý cái sự phú quý khả kỳ

Tôi mới nói:

– Số mạng Vô chính diệu thì phải làm con nuôi, dù là con nuôi tinh thần, nhưng rồi ông bạn phải tự tìm học Đạo mà không cần ai nữa, vì có sao Kình. Sao Kình ở đây rất hợp cho người đi tu mà không bị chướng ngại. Khó là chỗ đó. Xưa nay trong tay tôi đã nhận được bao nhiêu lá số Vô chính diệu mà đắc Nhị Không hay Tam Không. Họ khóai công danh lắm. Mà đã có công danh là có suy sụp. Tôi đã thấy người bạn là Tổng Trưởng, nhưng rồi hiện giờ bị chìm sâu hết sức, bởi cái hậu quả của con diều bay cao, thì khi bị đứt dây, nó rơi xuống những vũng bùn lầy.

Tôi lại tiếp:

– Ông đó từ chỗ thật cao rơi xuống, thân danh bị hoen ố cả. Nên bạn nào mà có thấy lá số Vô chính diệu, nên xa lo tránh cái cảnh “phú quý khả kỳ” của mình đi. Những người khôn ngoan bao giờ cũng nên tránh cái thứ phú quý tạm thời ấy… Không một ai khỏi lụy một đời, khi cái phú quý tạm thời ấy đến chỗ mình.

Khổ một nỗi phú quý đến với mấy người có cái số này, lại thường không phải vì tài hoa quán thế, mà là vì đột ngột bất ngờ mà đến, cho nên khó lòng từ chối.

Muốn tránh cái cảnh ấy, nên thụ lãnh cái chức phó, nghĩa là làm phụ tá mà thôi. Người ta đẩy mình lên ngôi cao chót vót chức vị nguyên thủ quốc gia, thì nên từ chối và nếu có khóai phú quý, hãy tạm làm viên “phó tướng” mãn đời thì sẽ bình yên.

Tôi có người bạn chí thân có cái số ấy. Suốt đời ông chỉ làm phó mà thôi. Một khi được quan trên yêu mến cất lên chức Trưởng ty… thì 2 tháng sau liền mất chức. Mà việc như thế trong đời ông đã xảy ra 5, 7 lần như vậy. Tôi đã có khuyên, nhưng ông ta không nghe. Nhưng cứ ông làm phó là ông ta ngồi hòai, ngồi thật lâu.

Hạn chết đói

Khi lớn tuổi, tôi có gặp một ông Song Hao đắc địa, nhưng không có cách Thạch Trung Ẩn Ngọc, nhưng ông đó lại được cách Song Lộc. Một ông thầy bảo Song Lộc triều viên là giàu lắm. Nhưng ông đó đến 50 tuổi chả thấy gì cả.

Tôi đã nói với ông bạn đó là Đại Hao và Tiểu Hao ở Tý – Ngọ; Mão – Dậu là đác địa, nhưng gặp Song Lộc là xấu. Tuy vậy mà không nghèo khổ rách rưới đâu mà lo. Là vì Song Hao ở Mão Dậu thì của có bao nhiêu rồi cũng sẽ hết, mà là hết cái này thì lại sẽ có của khác vào. Ngòai ra người có Song Hao đắc địa là người xem tiền bạc như không có, tức là kẻ trọng nghĩa khinh tài, thích giúp đỡ bạn bè.

Thường thì Lộc rất ghét Hao. Hạn của Hao gặp Lộc không ăn thua gì. Sợ nhất khỏang về già, vào hạn Thiên Thương ngộ Hao. Gặp hạn đó thì phải có lúc đói ngang xương. Nếu may sao đó lại đóng vào cung Giải Ách, sợ đau và chết vì không ăn được, chứ không phải nghèo đến nỗi không có cơm ăn.

Một câu chuyện ngồi trên đống bạc mà chết đói

Tôi còn nhớ có một Ông Cậu có cái số này.

Đã lâu rồi, hồi tôi còn trẻ tuổi. Cậu tôi là tay cự phú. Của cải ông suốt đời làm sao ăn cho hết. Một khi kia, tôi đã nói thẳng sự thật về lá số của ông, thì ông cười to lên.

– Thằng này láo. Tao mà chết đói. Năm nay tao 55 tuổi rồi, của cải điền sản của tao ăn 3 đời cũng không hết.

Tất cả nhhững người xung quanh đều cho rằng ông nói đúng. Mợ tôi nói:

– Không phải nói phách, giấy bạc của tao đem ra chợ này, đốt 3 ngày cũng chưa tắt. Mày coi sai rồi.

Có một ông thầy đồ trong làng cũng phụ họa:

– Song Lộc triều viên mà. Cậu coi không đến chỗ tinh vi. Cần học kỹ lại.

Nhưng tôi quả quyết:

– Để xem! Tôi không nói cậu chết đói vì thiếu ăn mà chết đói vì không ăn được.
– Sao vậy?
– Không biết. Mà cũng gần tới rồi, số cậu không hơn 60 tuổi – cỡ 58 lo lần là vừa.

Cậu tôi đổi sắc. Là vì biết tôi miệng hay ăn mắm ăn muối hay nói ẩu mà nói thật, nói đúng. Mẹ tôi ngồi đó rầy tôi:

– Con ăn nói vô lễ, thôi nín đi.

Về sau mẹ tôi còn rầy:

– Dù có thật như vậy, mày cũng đừng nói. Huống chi việc u u minh minh, con đừng quả quyết. Hãy bỏ tánh hiếu thắng và tự phụ của mày đi.

Tôi nói:

– Con quả quyết là cậu sắp chết vì hạn đáo Thiên Thương lại gặp cả Song Hao. Để mẹ xem. Nhưng có điều không rõ, là lý do nào lại có thể đói mà chết.

Vậy mà sau quả thật Cậu tôi bị bao tử ung thư vào nhà thương, họ không cho ăn, chỉ tiêm thuốc bổ. Cậu tôi lúc gần chết cứ kêu: “Tao đói quá, cho tao a7n chút cũng được, chích đau quá”

Nói chuyện ác tinh

Có một ông bạn chỉ thắc mắc lo sợ các ác tinh. Có một lần tôi mới bảo:

– Đừng nên sợ ác tinh lắm, không có chúng thì làm ăn gì nổi Bầy ác tinh. Nếu hợp cách thì tốt lắm. Có bậc phi thường đều là được hung tinh (ác tinh) đắc cách cả.

Người bạn đó có hỏi thêm, và tôi đã trả lời:

– Nếu cả 6 cặp ác tinh đều đác địa, thì nên biết lá số đó là của người làm nên việc phi thường. Mạng, Thân tuy không gặp, nhưng gặp hạn Tiểu Hao hay Đại Hao gì cũng vậy, sẽ hay lắm. Ta không nghe nói “hung tinh đác địa, phát giả như lôi” đấy hay sao?

Tôi đã nêu lên một vài ví dụ, xin kể ra đây để cống hiến quý bạn:

– Sao Đà La xấu lắm, nhưng nếu nó ở cung Phúc Đức mà Phúc Đức lại ở cung Thân, và ở đây không có chính tinh, thì ta gọi đó là cách Đà La độc thủ, tức là đời mình sẽ lên cao bất thường, họanh phát kinh khủng.

– Sao Cô Thần – Quả Tú xấu lắm, nhưng ở cung Điền hay cung Tài, thì là sao giữ bền tiền của hay đáo để

– Sao Tang Môn xấu, nhưng nó là Thiên Môn, (cửa trời) ở vào cung Điền thì nhà cao cửa rộng. Nếu lại gặp cả sao Cự Môn (tức là cách Tang – Cự) cùng một chỗ thì gọi là Lương Môn, tức là ở lâu đài như dinh Gia Long hay dinh Độc Lập, nếu cung Quan tốt, còn không thì cũng ở lâu đài nguy nga.

– Sao Thái Tuế rất xấu, vậy mà gặp Văn Xương – Văn Khúc, hay Khoa Quyền thì văn chương lừng lẫy ấy, gọi là cái thế văn chương.

– Ai lại chả sợ Thiên Không, nhưng nếu Thiên Không mà gặp Hồng Loan thì mưu trí ai bằng.

Không có gì là thật xấu hay thật tốt, miễn là đúng vị, đúng cách thì hay.